0236.3650403 (128)

Các phương pháp đánh giá chất lượng


a.Phương pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản cũng đồng thời là các thông số về chất lượng tiêu dùng cần phải đánh giá của sản phẩm (công suất động cơ, tốc độ quạt gió, độ ăn mòn…) hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Phương pháp phòng thí nghiệm được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng : đo trực tiếp, phương pháp phân tích hóa trị, phương pháp tính toán (tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu…

Ưu nhược điểm :

-Ưu điểm :

+Cho số liệu chính xác.

+Các kết quả đánh giá có các thứ nguyên rõ ràng, dễ so sánh.

(Thứ nguyên là mối quan hệ của các đơn vị đo những đại lượng vật trị trong một công thức vật trị nào đó. Thứ nguyên là có một ký hiệu (thay cho tên gọi) di kèm sau một con số hoặc một giá trị nào đó và được goị tên, ký hiệu riêng. Ví dụ : 1 (m) : mét là thứ nguyên chỉ độ dài; 5 (W) : Oát là thứ nguyên chỉ công suất; 100 (Kg) , kg là thứ nguyên chỉ khối lượng )

-Nhược điểm :

+ Đòi hỏi phải có các thiết bị, máy móc thí nghiệm

+ Tốn kém nhiều chi phí

+ Không phải lúc nào cũng thực hiện được.

+ Đối với một số chỉ tiêu không phản ánh được (tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, mùi vị, sự thích thú…)

Phương pháp tính toán sử dụng chủ yếu để xác định một số chỉ tiêu ở giai đoạn thiết kế. Ví dụ như  các chỉ tiêu năng suất, tuổi thọ, tính bảo toàn. …được xác định bằng phương pháp tính toán. Khi cần thiết để tính toán các chỉ tiêu có thể sử dụng các số liệu bằng các phương pháp khác.

 

b.Phương pháp cảm quan

Là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm như : thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác.

Các cơ quan thụ cảm có vai trò thu nhận các cảm giác về các chỉ tiêu chất lượng thông qua việc tiếp xúc, thử và phân tích các sản phẩm. Bằng sự cảm nhận và kinh nghiệm chuyên môn, các chuyên gia sẽ lượng hóa các giá trị của các chỉ tiêu chất lượng thông qua một hệ thống điểm. Chính vì vậy, kết quả của đánh giá phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khă năng của các chuyên gia.

Phương pháp này ít tốn chi phí và đơn giản hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm và nhưng đôi lúc ít chính xác hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm và được sử dụng phổ biến để xác định giá trị các chỉ tiêu như : tính thẩm mỹ, chất lương thực phẩm, …

c.Phương pháp xã hội học

Xác định bằng cách đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua sự thu thập thông tin và xử trị ý kiến của khách hàng.

Để thu thập thông tin, người ta có thể dùng các phương pháp trưng cầu ý kiến của khách hàng thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến qua các buổi triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng….Sau đó tiến hành thống kê, xử trị thông tin, kết luận.

d.Phương pháp chuyên viên (chuyên gia)

Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên các kết quả của phương pháp phòng thí nghiệm, phương pháp cảm quan, tổng hợp, xử trị và phân tích ý kiến của các chuyên viên rồi tiến hành cho điểm. Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp chuyên viên được áp dụng rộng rãi trong thương mại thế giới.

-Ưu điểm :

+ Cho kết quả với độ chính xác cao,

+ Dựa trên kết quả đánh giá giúp chúng ta xếp hạng sản phẩm, ấn định giá bán của nhiều sản phẩm.

  • Nó trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực như : Dự báo, nghiên cứu các phương pháp toán, tìm các giải pháp quản trị và đánh giá chất lượng sản phẩm.

-Nhược điểm :

+ Mang tính chủ quan, kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào phản ứng tự  nhiên, kinh nghiệm và tâm trị của các chuyên viên.

  • Do vậy, tuyển chọn chuyên viên trở thành khâu quan trọng quyết định mức độ chính xác của kết quả đánh giá.

Về tổ chức thực hiện , có thể tiến hành theo hai cách :

Cách 1 : Phương pháp Delphi : Các chuyên viên không tiếp xúc trao đổi trực tiếp

Cách 2 : Phương pháp Paterne : Các chuyên viên được tiếp xúc trao đổi trực tiếp với nhau. Ý kiến của từng chuyên viên là cơ sở cấu thành ý kiến chung của cả nhóm.

 

Hồng Nhung