MÔ HÌNH KIỂU QUYẾT ĐỊNH
Theo Rowe, Boulgaides, &McGrath, 1984 cho rằng con người thường gắn với bốn kiểu quyết định được tóm tắt ở đây.
Kiểu quyết định
|
|
|
|
Hình: Tóm tắt mô hình kiểu quyết định
Kiểu hướng dẫnđược mô tả bởi những người thích những giải pháp đơn giản rõ ràng. Những cá nhân với kiểu này thường đưa ra những quyết định một cách mau lẹ, vì họ sử dụng ít thông tin và cân nhắc ít khả năng. Họ có xu hướng dựa vào những quy tắc đang có sẵn để đưa ra quyết định của mình, và họ xông xáo sử dụng địa vị của mình để đạt được kết quả.
Ngược lại, những cá nhân với kiểu phân tích thì sẵn sàng cân nhắc những giải pháp phức tạp dựa trên thông tin mơ hồ. Những người với kiểu này thường có xu hướng phân tích những quyết định của mình một cách cẩn thận và sử dụng càng nhiều dữ liệu càng tốt. Những cá nhân như thế này thường thích giải quyết vấn đề. Họ muốn câu trả lời tốt nhất có thể, và họ sẽ sử dụng những phương pháp đổi mới để đạt được kết quả.
Khi so sánh với những người theo kiểu phân tích hoặc hướng dẫn hoặc phân tích, những người theo kiểu nhận thức có phương pháp giải quyết vấn đề thiên về xã hội hơn. Nói cách khác, phương pháp của họ mang tính nghệ thuật và nhân văn. Những cá nhân thế này cân nhắc những khả năng rõ ràng và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Họ có một định hướng tương lai rõ ràng, và họ thích khởi xướng những ý tưởng mới.
Những cá nhân với kiểu hành vi có mối quan tâm sâu sắc đến tổ chức mà họ làm việc và cho sự phát triển cá nhân của những đồng nghiệp của họ. Những người này thông cảm rất nhiều cho người khác và quan tâm về những thành tựu của người khác, và họ thường giúp người khác đạt được mục tiêu. Những cá nhân thế này thường đón nhận những đề xuất từ người khác và do đó thường dựa vào những cuộc gặp mặt để ra quyết định.
Mặc dù hầu hết những nhà quản trị có thể có một kiểu nổi bật, họ thường sử dụng nhiều kiểu khác nhau. Thật vậy, những người nào có thể thay đổi giữa các kiểu – đó là những người linh động nhất trong phương pháp ra quyết định của họ - có những kiểu mang tính chủ nghĩa cá nhân và phức tạp cao của riêng họ. Tuy vậy, kiểu nổi bật của một người tiết lộ nhiều điều về việc người đó có xu hướng ra quyết định như thế nào. Không có gì ngạc nhiên, những mâu thuẫn thường nảy sinh giữa những cá nhân với những kiểu khác nhau. Chẳng hạn, một nhà quản trị với kiểu quyết định hướng dẫn cao có thể gặp khó khăn khi chấp nhận những hành động thận trọng chậm rãi của một cấp dưới với kiểu suy nghĩ phân tích.
Nhận thức được những kiểu quyết định của con người là một cách hữu hiệu đầy tiềm năng để thấu hiểu được những tương tác xã hội trong tổ chức. Tóm lại, con người sử dụng những phương pháp khác nhau cho quyết định mà họ đưa ra. Được kết hợp với những kỹ năng giữa cá nhân với nhau, những tính cách của họ đưa họ đến gần những quyết định trong những cách khác nhau – đó là, sử dụng những kiểu quyết định khác nhau. Nghiên cứu về những kiểu quyết định tương đối mới, nhưng việc thấu hiểu những sự khác nhau về phong cách một cách rõ ràng là một yếu tố then chốt trong việc đánh giá những mâu thuẫn tiềm tàng giữa những người ra quyết định.
Nguyễn Thị Thảo - Khoa QTKD