0236.3650403 (128)

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM


1.1. Môi trường kinh tế:

Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến tích cực, Việt Nam đã và đang hoà nhập phát triển theo xu hướng chung của khu vực và thế giới. Hiệp định thương mại Việt Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2001 đã mở ra trước mắt chúng ta thị trường lớn nhất thế giới. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước có sự cạnh tranh khốc liệt trước các doanh nghiệp nước ngoài với khoa học kỹ thuật hiện đại, sản phẩm làm ra giá thành rẻ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính điều này đã tạo cho doanh nghiệp gia tăng sản xuất cải tiến công nghệ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội. Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, kéo theo các vấn đề liên quan đến kinh tế khác cũng tăng theo, thu nhập GDP đầu người tăng. Với thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, mức sống ngày càng cao thì nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều, giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn.

Về quan hệ kinh tế quốc tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại với hơn 150 nước và vùng lãnh thổ. Về quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài, đã có hơn 50 nước và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau vào Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư như: Mỹ, Nhật, Pháp, Hồng Công, Đài Loan…Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế không ngừng tăng cao.

1.2. Môi trường chính trị pháp luật:

Về chính trị: Sự ổn định về chính trị ở Việt Nam đã giúp chính phủ nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng có cơ hội quan hệ thương mại với nước ngoài, đổi mới được công nghệ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chính phủ đã có cơ chế chính sách tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và không phân biệt đối xử, phù hợp với đòi hỏi của các thành phần kinh tế và yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế.

Về luật pháp: Cơ quan lập pháp của Việt Nam đã ban hành hệ thống luật pháp nhằm giúp chính phủ có công cụ quản lý đất nước. Đặc biệt luật doanh nghiệp có nhiều điều khoản tạo cơ hội để phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời trong quan hệ mua bán với các quốc gia nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải thi hành hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia có mối quan hệ mua bán.

1.3. Môi trường văn hoá xã hội:

Đối với khách hàng nói chung tri thức về thẩm mỹ, về cái đẹp ngày càng hoàn thiện, mối giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc ngày càng mở rộng, nên con người quan tâm nhiều đến hình thức bên ngoài. Những yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng về chủng loại, đòi hỏi kiểu mẫu có tính thẩm mỹ cao, chất lượng dệt may cần hoàn hảo hơn. Điều này có nghĩa công ty muốn nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu khách hàng phải gắn liền với công nghiệp thời trang.

 Đối với thị trường nước ngoài, mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa-xã hội khác nhau, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng hàng dệt may của khách hàng. Hiện tại các công ty Việt Nam chưa có đủ thông tin đầy đủ về các yếu tố văn hóa –xã hội của khách hàng các quốc gia khác nhau, chỉ sản xuất theo mẫu mã sẳn có của người đặt gia công. Đây là yếu tố làm hạn chế khả năng sản xuất hàng may sẵn dạng tự cung cấp nguyên liệu-tự bán sản phẩm của các công ty. 

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TIẾN