0236.3650403 (128)

TỈ LỆ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 2021


ĐỖ VĂN TÍNH

Tổng quan kinh tế Việt Nam 2021

Trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đã có những tác động rất tiêu cực đối với nên kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều ấy đã đặt ra những thách thức rất lớn cho kinh tế vĩ mô -phải làm sao để kiềm chế lạm phát ở mức tốt nhất, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong thời hậu Covid - 19.

Sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản năm 2021 gặp nhiều khó khăn do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nông sản. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng suất các loại cây trồng đạt khá, lúa các vụ được mùa, được giá; sản lượng các loại cây lâu năm có mức tăng trưởng khá; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; đàn lợn đang dần khôi phục. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi nên sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

Giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2019. Tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2021 giảm 0,74% so với năm 2020 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2021 có những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm 2021, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 với 81% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2020.

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, hoạt động vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vận tải ngoài nước. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm nay chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành tạo điều kiện cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển ổn định và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán tăng khoảng 20% so với năm trước; Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 5,7% so với năm 2020, mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2021, đây là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, các lĩnh vực của nền kinh tế từng bước được cải thiện tích cực nên thu ngân sách Nhà nước trong những ngày đầu tháng 1/2022 tăng hơn 9,2 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt; Năm 2021 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2021 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2021 thuộc nhóm cao nhất thế giới. GDP quý IV/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2021. Dịch COVID-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2021 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2021, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 5,60%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%. GDP năm 2021 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam. “Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2021

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020. Tính chung quý IV/2021, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2020. Lý giải chỉ số CPI tháng 12 tăng, theo Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho chỉ số CPI tăng 0,1%.

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Ở góc độ điều hành vĩ mô, Chính phủ luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm. Cụ thể, Chính phủ triển khai hàng loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tác động tiêu cực của dịch COVID-19 như giảm giá điện; bảo đảm cung – cầu thịt lợn, kiềm chế đà tăng giá… góp phần đáng kể vào mục tiêu khống chế lạm phát.

CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2021 tăng 4,32% so với năm 2020.

Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021: (i) Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới; (ii) Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm[2]; (iii) Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước; (iv) Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết yếu năm 2021       

Đặc điểm tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam

Lạm phát được sinh ra do một số điều kiện cụ thể và mang tính liên tục với những đặc điểm như: Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên, sự tăng giá cả của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp sự tăng giá đột ngột không phải là lạm phát mà là sự biến động giá tương đối. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn. Tình trạng giá cả sẽ ổn định hơn khi cung tăng để đáp ứng được cầu. Còn lạm phát thì là sự tăng giá liên tục và không dừng lại ở mức độ ổn định; Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định. Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền. Các quốc gia hiện đại đều tiến hành các vấn đề đo lường hàng năm để có thể hạn chế khả năng lạm phát thấp nhất có thể.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI 6 tháng đầu năm 2021

Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 3,23% chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp tết Nguyên đán, trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 2,86%. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 23,37%; mỡ lợn tăng 73,64% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và nhiều đơn vị liên quan khác thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn mặt hàng thịt lợn như: kết nối với các doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm ổn định thị trường thịt lợn, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn bù đắp nguồn cung thiếu hụt cho thị trường trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp với doanh nghiệp để giảm giá thịt lợn, tuy nhiên, đến hết tháng 5 năm 2020 giá thịt lợn vẫn ở mức cao do nhu cầu tăng trong khi đó nguồn cung thịt lợn thiếu. Từ ngày 12/6/2020, Việt Nam chính thức nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, theo đó, giá lợn hơi trong nước giảm từ 2.000đ/kg - 10.000đ/kg. Mặc dù giá lợn hơi giảm nhưng giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ dân sinh tháng 6 năm 2021 vẫn tiếp tục tăng 3,36% so với tháng trước

Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết do nhu cầu tăng, bình quân 6 tháng đầu năm 2021 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,7 % và 0,93% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá xăng dầu trong nước bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 19,49% so với cùng kỳ năm trước tác động làm CPI chung giảm 0,81%, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân 6 tháng đầu năm giá gas giảm 3,63% so với cùng kỳ năm trước;

Nhu cầu du lịch tăng vào dịp tết Nguyên đán, sau Tết nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 6 tháng đầu năm 2021 giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước, tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá vé tàu hỏa theo chính sách giảm giá sau Tết trong tháng 2 và tháng 3 năm 2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm làm cho giá vé máy bay 6 tháng đầu năm 2021 giảm 29,8% so với cùng kỳ năm trước;

Chính sách vĩ mô của Chính phủ

Trong những chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, phải kể đến gói chính sách hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với giá trị khoảng 73,1 nghìn tỷ đồng; các khoản tiền được hồi tố, hoàn trả lại cho các DN lên đến gần 5.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng có giá trị khoảng 36,6 nghìn tỷ đồng,... Các chính sách này đã giúp cộng đồng DN phần nào vượt qua được những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, giữ được sức phát triển qua cả một năm đầy sóng gió.

Theo đại diện VCCI, trên thực tế, việc hỗ trợ chỉ được coi là thành công, có hiệu quả khi DN nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và cụ thể. Nếu chính sách được xây dựng khó thực hiện thì không có tác động tốt đến DN. Ngược lại, còn làm xói mòn niềm tin của DN về việc đồng hành của Nhà nước đối với cộng đồng DN trong lúc khó khăn. Vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện nhận hỗ trợ theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các DN. Cùng với đó là cải thiện hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào kết quả hoạt động hỗ trợ DN và chủ động nắm bắt tình hình triển khai các chính sách đã ban hành, xác định DN đang vướng gì, cần gì để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ. Bên cạnh các giải pháp trước mắt đã được Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành, cần có giải pháp mang tính dài hạn như tăng cường đầu tư công, hoàn thiện các công trình hạ tầng, thực hiện các gói kích cầu cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi. Các DN cũng cần thay đổi tư duy, quan tâm hơn đến phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy sự kết nối với người tiêu dùng để hình thành các chuỗi cung ứng nội địa.

Có thể thấy, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần đối với cộng đồng DN, thể hiện một thông điệp vô cùng tích cực về sự đồng hành từ Chính phủ đã được lan tỏa tới cộng đồng DN. Tuy nhiên, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần thường xuyên đối thoại, trao đổi với cộng đồng DN, góp phần tìm ra được tiếng nói chung trong thúc đẩy hiệu quả thực thi chính sách. Từ đó, giúp cải thiện các chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, hỗ trợ “đúng, trúng, đủ” và  mang tính dài hạn hơn cho cộng đồng DN. Làm sao để những chính sách đã ban hành nhanh đi vào thực tiễn nhất, phù hợp với các DN từng ngành, từng lĩnh vực và từng giai đoạn, giúp các DN tăng khả năng chống chịu với các “cú sốc” trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.   Tổng Cục thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2021.(http://www.gso.gov.vn);

2.   Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;
3. Phân tích về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước của PGS.TS., Trần Đình Thiên - Viện  kinh tế Việt Nam (http://www.vie.org.vn/)