0236.3650403 (128)

Bất cập và giải pháp cải thiện thu ngân sách nhà nước từ dầu thô


Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%). Tuy nhiên, nguồn thu này cũng còn nhiều bất cập và hạn chế cần phải được xem xét và cải thiện.

Yếu tố làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ dầu thô

-Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, các khoản thu từ dầu thô luôn chiếm trên 21% tổng thu ngân sách trong suốt 10 năm từ năm 2000-2010, theo các con số thống kê được công bố. Tuy vậy, một số khoản thu trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí được cho là vẫn còn tồn tại những điểm chưa rõ ràng.

    Luật Khoáng sản đã được sửa đổi, nhưng nguồn thu và việc sử dụng nguồn thu trong ngành khai khoáng vẫn chưa minh bạch hơn trước khi sửa luật.

Nhóm nghiên cứu từ VCCI và CODE nhận thấy rằng việc doanh nghiệp khai báo không đúng sản lượng cũng là một kẽ hở của luật pháp, lượng khoáng sản chênh lệch sẽ làm Nhà nước thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

.  -Những lỗ hổng ở các nguồn thu chính

  Quay lại với các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật, thì việc thu đúng, thu đủ hiện đang là vấn đề. Sau đó, việc phân bổ nguồn thu ra sao cũng là một câu hỏi lớn.

  Luật Dầu khí quy định phải thu phí mua thông tin dầu khí từ các doanh nghiệp thăm dò, khai thác. Trước đây, một số hợp đồng đấu thầu có bao gồm phí này với giá khoảng 200.000 đô la Mỹ/lô. Hiện nay, có doanh nghiệp không phải trả phí, không ghi trong hợp đồng. Nhưng không có một văn bản nào quy định về việc lô nào hay dự án nào được loại trừ khoản phí này hay được khuyến khích không thu phí.

  Số phí hoa hồng của ngành dầu khí theo quy định cũng rất lớn: phí hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện thương mại và hoa hồng sản xuất. Do không có hướng dẫn rõ ràng nên thường các nhà thầu đề nghị các mức phí trên với nước chủ nhà khi dự thầu. Thực tế lại có nhiều lô không đấu thầu nên quy định này đã không được thực hiện. Theo các doanh nghiệp dầu khí, mức phí này của Việt Nam tuy thấp hơn mặt bằng phí thế giới nhưng việc để thất thu nó hoặc thu không đủ cũng có thể gây thiệt hại rất lớn. Phí hoa hồng chữ ký cho một hợp đồng khoảng 5 triệu đô la Mỹ, phí hoa hồng phát hiện thương mại khoảng 10 triệu đô la và phí hoa hồng sản xuất cũng khoảng 10 triệu đô la Mỹ.

   Một ví dụ về loại phí không minh bạch khác nữa là phí bảo vệ môi trường của ngành dầu khí. Quy định hiện hành là 100.000 đồng/thùng dầu. Nhưng nhiều dự án khai thác đã không phải nộp phí mặc dù không thuộc diện khuyến khích đầu tư. VCCI và CODE đã thử làm phép tính, tiền thu phí bảo vệ môi trường năm 2009 khoảng 1.600 tỉ đồng, tương đương với sản lượng khai thác khoảng 16 triệu tấn dầu thô. Nhưng các số liệu về nguồn thu cũng như việc sử dụng khoản thu này không xuất hiện trong thống kê về ngân sách nhà nước.

-Bên cạnh đó, vấn đề môi trường ô nhiễm nặng nề; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dạng thô nên giá trị xuất khẩu không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản qua chế biến phục vụ cho nền kinh tế. Chưa kể, trật tự, an ninh, an toàn lao động, an sinh xã hội ở nhiều nơi có khai thác mỏ chưa bảo đảm. Các định chế về tài chính, nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, chưa hoặc không được thực hiên nghiêm túc dẫn đến thất thu, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.  Đặc biệt, trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí từ 10 năm qua, nhiều khoản thu chi về các loại phí như: Phí mua và sử dụng thông tin về dầu khí từ các DN thăm dò khai thác dầu khí; phí hoa hồng (hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện thương mại và hoa hồng sản xuất); phí bảo vệ môi trường… được chỉ ra đang tồn tại nhiều điểm chưa rõ ràng, dễ phát sinh tiêu cực, cần được sớm khắc phuc.

2. Những vấn đề mang tính chất xã hội của việc thu ngân sách từ dầu thô dặt ra:

 +Ưu điểm:Tầm quan trọng kinh tế của dầu thô:Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen"

-Tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước từ việc xuất khẩu dầu thô

 +Nhược điểm: Ảnh hưởng của dầu mỏ đến môi trường:Dầu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển . Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2 , CO2 . Xe cộ, máy móc ... chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên .

 Giải pháp hoàn thiện thu ngân sách từ dầu thô

-Để chống thất thoát tài nguyên, tăng  thu cho ngân sách, phục vụ đắc lực quốc kế dân sinh, Viện Tư vấn phát triển (CODE -  thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa giới thiệu mô hình: “Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng- EITI” có thể thực hiện tốt ở Việt Nam.

 -Chiến lược của chính phủ:chính phủ hy vọng sẽ giảm mức xuất khẩu nguyên liệu thô. Nước ta tập trung khai thác nhiều hơn các mỏ dầu ngoài khơi, đồng thời cũng ưu tiên chế biến dầu thô nội địa nhằm mục đích thay thế nhập khẩu xăng và các mặt hàng dầu khí khác. Trong Chiến lược của chính phủ giai đoạn 2001-2010, nước ta hy vọng với sự hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất, lượng xuất khẩu dầu thô sau năm 2005 sẽ là 12 triệu tấn, và giảm dần trong nửa sau của thập kỷ khi các nhà máy chế biến dầu dần đi vào hoạt động. Sản lượng xuất khẩu dầu thô đến năm 2010 dự tính sẽ là 8 triệu tấn, đem lại doanh thu khoảng 1,6 tỷ USD, bằng một nửa doanh thu hiện tại.

   Trữ lượng dầu của Việt Nam tính đến 31/12/2004 là 24 mỏ có khả năng thương mại vào khoảng 402 triệu tấn. Một số mỏ lớn như: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sử Tử Vàng…Nhằm phát triển nhanh, linh hoạt, hệ thống thiết bị khai thác được lựa chọn áp dụng phụ thộc vào độ sâu nước biển, quy mô nhỏ…hệ thống khai thác giàn cố định (giàn đầu giếng xử lý), hoàn thiện đầu giếng bề mặt và tàu chứa xử lý dầu đã được áp dụng để khai thác các mỏ có độ sâu nước biển có độ sâu tử 40 đến 70m. Thực tế cho thẩy hệ thống này tỏ ra khá thích hợp, hiệu quả đối với các mỏ vùng nước nông ở bể Cửu Long (mỏ Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen) và bể Malay – Thố Chu (Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya, Bunga Sẹoa). Duy nhất có mỏ Đại Hùng ở vùng nước sâu trên 100m đã sử dụng hệ thống khai thác nổi di động, kết nối với các giếng khai thác được hoàn thiện bằng đầu giếng ngầm ở đáy biển, đường ống dẫn mềm và tàu chứa  xuất dầu chứa xuất dầu nổi để phát triẻn khai thác sớm dần phía Bắc mỏ.

   Đồng thời giải pháp tăng hệ số thu hồi dầu (bơm ép nước duy trì áp suất vỉa cũng đã được nghiên cứu áp dụng lần đầu ở mỏ Bạch Hổ và sau đó được triển khai ở các mỏ khác như: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, và Sư Tử Đen đã góp phần đáng kể tăng nguồn trữ lượng bổ sung.

ThS. Hoàng Thị Xinh