0236.3650403 (128)

BÍ MẬT SỰ HẠNH PHÚC


Tại sao một số người lại hài lòng với cuộc sống hiện tại của họ hơn những người khác? Đây là một câu hỏi rất khó có thể trả lời được, ta thường thấy những câu trả lời qua các nhận định từ các nhà triết học, tâm lý học, hay từ chính kinh nghiệm sống hằng ngày. Nhưng một phần của câu trả lời đó, lại xuất phát từ kinh tế học vĩ mô. Theo những nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng mọi người xảm thấy hạnh phúc hơn khi họ có cuộc sống tại các thành phố, nơi có lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Từ những năm 1975 đến 1991, một cuộc điều tra có tên gọi là Euro-Barometer Survey Series (tạm dịch là những cuộc khảo sát Euro-Barometer), họ khảo sát khoảng 264.710 người đang sống ở 12 thành phố khác nhau ở Châu Âu về sự hạnh phúc và tổng quan về sự thỏa mãn với cuộc sống. Có một câu hỏi như sau: “Hãy nhìn nhận tất cả, bạn có rất thỏa mãn, khá thỏa mãn, hay không thỏa mãn hoặc hoàn toàn không thỏa mãn với cuộc sống hiện nay của mình?”. Để thấy được cái gì quyết định sự hạnh phúc, hầu hết những câu trả lời cho câu hỏi này có mối tương quan giữa các biến cá nhân với biến số kinh tế vĩ mô. Hay nói cách khác, mọi người có nhiều sự thỏa mãn với cuộc sống của họ nếu họ giàu có, được giáo dục tốt, đã cưới hỏi, được đến trường, có nghề nghiệp riêng dù là trẻ tuổi hay đã già (hoàn toàn trái ngược với độ tuổi trung niên). Họ ít hài lòng nếu họ thất nghiệp, bị ly hôn, hay sống với những đứa trẻ vị thành niên khác. ( Một vài mối tương quan khác phản ánh sự tác động thay vì nguyên nhân của sự hạnh phúc. Ví dụ: một người hạnh phúc khi họ dễ dàng tìm thấy hạnh phúc hơn là những người không có hạnh phúc đối với nghề nghiệp hay trong chuyện vợ chồng).

Ngoài những đặc điểm cá nhân, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trên toàn bộ nền kinh tế cũng đóng góp trong việc đưa ra báo cáo về sự hạnh phúc. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4% thì nó đủ làm thay đổi khoảng 11% dân số hạ thấp sự hài lòng trong cuộc sống của mình. Tỷ lệ thất nghiệp giảm sự hài lòng thậm chí nó kiểm soát việc làm của cá nhân đó. Điều này có nghĩa là, một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ ít hạnh phúc hơn những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp, có lẽ bởi vì họ có nhiều sự lo lắng hơn về công việc hay cũng có thể họ thông cảm với toàn thể đồng bào của họ.

Lạm phát cao cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng, mặc dù sự ảnh hưởng là không lớn. Nếu lạm phát tăng 1.7% thì sự hạnh phúc giảm hơn 1% trong sự tăng lên của thất nghiệp. Xin trích dẫn số liệu về “chỉ số khó khăn”, chỉ số này là tổng của tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp, rõ ràng có quá nhiều gánh nặng được sinh ra từ mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD