0236.3650403 (128)

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG


Đỗ Văn Tính

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc). Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ... Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới 2 nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực do kinh tế thế giới giảm tốc. Việc kinh tế thế giới suy giảm sẽ làm giảm cầu nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Theo Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động lớn tới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm.

Xu thế leo thang chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay rất khó để bên thứ ba không bị ảnh hưởng bởi dòng xoáy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các đối tác thương mại truyền thống của Trung Quốc cũng đã bắt đầu tháo chạy khỏi thị trường này để né những tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại. Theo đó, việc chuyển dòng thương mại sang các nước đối tác khác, như Việt Nam có thể coi là một “điểm sáng” khi các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc đang bắt đầu có những tổn thương. “Nếu Việt Nam đáp ứng và đẩy mạnh được những mặt hàng là đối tượng chịu mức thuế trừng phạt ở Mỹ và Trung Quốc, thì đây là một lợi ích không nhỏ”. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng chịu những rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, như nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào các quốc gia lân cận như Việt Nam để tiêu thụ và nấp dưới xuất xứ khác…

Mặt khác, nhiều DN trong nước – đặc biệt là các DN nhỏ & vừa đang chịu tác động rất lớn từ thương chiến Mỹ - Trung Quốc mà không có kế sách đối phó hữu hiệu. Đến nay, sản xuất của nhiều DN này trong các lĩnh vực sụt giảm, khiến các DN vận tải, ô tô đầu kéo cũng giảm bớt hoạt động vận chuyển. Số liệu thống kê bán nhiên liệu của tổng công ty cho thấy, nhiều DN sản xuất giảm tới 30% lượng hàng vận chuyển lên biên giới cũng như xuất khẩu, khiến lượng bán của các DN xăng dầu cũng suy giảm theo.

Cùng với đó, để trả đũa Mỹ, Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu với mặt hàng ethanol buộc Mỹ phải dồn lượng hàng hóa đang bán từ thị trường đông dân nhất thế giới sang các nước Đông Nam Á, kéo theo giá bán giảm mạnh.

Cùng với tăng thuế nhập khẩu, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu sắn từ Việt Nam khiến các DN sản xuất ethanol trong cảnh tiến thoái lưỡng nan: Giá ethanol nhập khẩu giảm, giá nguyên liệu sắn trong nước tăng cao do Trung Quốc tăng nhập khẩu. “Nhiều đơn vị thuộc tổng công ty giảm lượng dầu bán ra tới hơn 30% trong các tháng qua do chịu tác động từ cuộc thương chiến này. Những tác động từ việc nâng thuế ethanol của Trung Quốc cũng khiến các DN sản xuất ethanol trong nước rơi vào cảnh thoi thóp”.

Với ngành dệt may, trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cho hay, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, hiện tại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền của các nước, kéo theo giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu. “Tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp không mấy khả quan so với cùng kỳ năm 2018.

Các số liệu nghiên cứu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, nếu như trong năm 2018, tới giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì hiện nay họ chỉ ký được các đơn hàng với số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của người mua đều tỏ ra lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung sẽ leo thang nên các đơn hàng bị chia nhỏ, thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước. Đồng thời, tình trạng khan hiếm đơn hàng xuất khẩu hiện tại diễn ra khá phổ biến. Lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018, do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Doanh nghiệp ngành phân bón gặp khó. Các doanh nghiệp ngành phân bón đang gặp nhiều khó khăn vì tình hình kinh doanh sụt giảm. Số liệu của Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM) cho thấy, trong 3 quý vừa qua, tổng công ty ghi nhận doanh thu thuần 5.398 tỷ đồng, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với doanh thu, lợi nhuận sau thuế của đơn vị cũng giảm 73% so với cùng kỳ, đạt 152 tỷ đồng. Thời tiết xấu, sản lượng tiêu thụ quý III giảm mạnh là nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh, kéo kết quả kinh doanh 9 tháng đi xuống………

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung được dự báo sẽ còn tiếp tục leo thang và kéo dài, tăng trưởng kinh tế, giá cả, việc làm, và nhiều biến số khác của kinh tế vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực”, các hàng rào thương mại được dựng lên sẽ tác động đến chuỗi sản xuất trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, xuất nhập khẩu cũng không phải là ngoại lệ, sẽ bị tác động tiêu cực.

 

 

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Bộ Công thương

[2] Tạp chí DN & hội nhập

[3] Hiệp hội DN vừa và nhỏ