0236.3650403 (128)

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Nhà nước đầu tư:

            Đây là mô hình cơ bản nhất ở nước ta trong thời gian qua, thông qua con đường này mà Nhà nước hình thành nên các doanh nghiệp Nhà nước. Theo mô hình này Nhà nước là người bỏ vốn để đầu tư thông qua các Ngân hàng đầu tư và phát triển (trước đây) và nay được gọi là Cục đầu tư.

            Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh (Thành phố) trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản đầu tư. Chủ đầu tư là người được Nhà nước ủy quyền trực tiếp quản lý vốn để thực hiện nhiệm vụ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện và liên tục từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

2. Đầu tư của các thành phần kinh tế khác:

            Đây là mô hình đầu tư mới xuất hiện ở nước ta từ khi đổi mới cơ chế kinh tế đến nay và đang có xu hướng ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Theo mô hình này:

            - Chủ đầu tư: Nếu là tư nhân thì đó chính là người trực tiếp bỏ vốn và là người chủ sở hữu của vốn đó. Nếu là tập thể đầu tư (Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần,…) thì chủ đầu tư là người đại diện hợp pháp theo luật định của các tập thể đó.

            - Chủ đầu tư có thể lập ra bộ máy cơ cấu tổ chức riêng để tiến hành quản trị dự án của mình hoặc trực tiếp quản lý. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể hợp đồng với các cơ quan tư vấn đầu tư để tư vấn cho mình các hoạt động hoặc toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến dự án đầu tư, đồng thời trực tiếp quan hệ hợp đồng với tất cả đơn vị khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt,…

            - Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh (Thành phố) trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với các chủ đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch của ngành, địa phương đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện quá trình đầu tư theo đúng pháp luật.

 

ThS Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD