0236.3650403 (128)

CÁC HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN


1/ THUYẾT TRỌNG THƯƠNG

Thế kỷ 15 một số nhà kinh tế học hình thành lên lý thuyết kinh tế được coi là đầu tiên gọi là Chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương có quan điểm như sau:

  • Mối quan hệ giữa các tác nhân kinh tế là Thắng – Thua : Nếu một người có thêm một cân vàng thì người khác mất đi một cân vàng. Của cải chỉ có thể có được thông qua việc phân chia không công bằng, có nghĩa là bóc lột người khác. Giai cấp thống trị vơ vét, bóc lột từ giai cấp bị trị.
  • Mối quan hệ giữa hai nước là bảo hộ mậu dịch: Thông qua việc kích thích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu vàng sẽ được chảy vào nước mình.
  • Quan điểm về sự giàu có của một quốc gia: Quốc gia càng có nhiều vàng bạc, đất đai, dân cư thì càng giàu có. Quan điểm này kích thích việc một nước gây chiến với một nước khác để cướp bóc vàng bạc, chiếm giữ đất đai và dân chúng.

Chủ nghĩa trọng thương mang tới một kết cục tất yếu là không kích thích sản xuất mà chỉ kích thích chiếm đoạt. Khi Dân số ngày một tăng trong sản xuất không tăng tương ứng thì đời sống người dân sẽ càng ngày kém đi.

2/ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI:

Năm 1776 Adam Smith đưa ra tác phẩm “Tài sản quốc gia”, đây là tác phẩm kinh điển đưa ra rất nhiều các lý thuyết kinh tế. Trong cuốn này Adam đưa ra thuyết Lợi thế tuyệt đối.

Adam phản đối quan điểm chủ nghĩa trọng thương mà mong muốn tự do hóa thương mại. Thông qua bàn tay vô hình các nước sẽ sản xuất những mặt hàng có lợi thế lớn nhất đối với họ bằng các nguồn lực hữu hạn. Khi đó các nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Adam cho rằng mỗi một loại hàng hóa đều có khác biệt về chi phí sản xuất. Thời điểm này Adam chỉ coi nhân công là chi phí sx duy nhất trong mô hình của mình.

Bằng cuốn sách của mình, Adam Smith bắt đầu thời kỳ của Kinh tế học cổ điển mà được các chính phủ sùng bái mãi tới thời kỳ của Kynes. Quan điểm của Adam Smith là:

  • Mối quan hệ trong các tác nhân kinh tế là Thắng Thắng : Bằng cách tối ưu lợi ích cá nhân các tác nhân kinh tế đã làm gia tăng phúc lợi xã hội (mặc dù họ không chủ ý).
  • Mối quan hệ giữa hai nước là cùng phát triển: Mỗi nước có lợi thế riêng vì vậy sản xuất ra các hàng hóa với chi phí khác nhau. Bằng cách trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, mỗi nước sẽ thu được lợi lớn nhất với chi phí thấp nhất.
  • Quan điểm về sự giàu có của một quốc gia: là việc người dân của anh ăn gì, mặc gì, có hạnh phúc không chứ không phải là vàng bạc trong két.

Adam Smith cổ vũ xóa bỏ mọi rào cản thương mại (Hạn ngạch, thuế,..). Đây là một bước chuyển rất lớn, từ bảo hộ mậu dịch chuyển sang tự do thương mại.