0236.3650403 (128)

Các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Chi phí cố định (Fixcost) là những chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, không bị tác động khi công ty thay đổi quy mô sản xuất. Vì về cơ bản chi phí không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí cố định tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại. Thông thường trên các báo cáo, chi phí cố định được thể hiện dưới dạng tổng số. Chi phí cố định gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, chi phí khấu hao, thuê tài chính dài hạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu…

Chi phí biến đổi (Variablecost) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động, quy mô sản xuất thay đổi thì chi phí này thay đổi. Tổng số của chi phí biến đổi sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, và ngược lại. Chi phí biến đổi gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…

Chi phí hỗn hợp (Mixedcost) là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí cố định, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố biến đổi. Sự pha trộn giữa phần cố định và biến đổi có thể theo những tỉ lệ nhất định.

Số dư đảm phí (Contributionmargin) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí cố định, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.

 

ThS. Mai Xuân Bình – Khoa QTKD