0236.3650403 (128)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP


Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm.

·        Các điều kiện tự nhiên:

-         Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái.

-         Những điều kiện này phải thoã mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm trong suốt thời hạn đầu tư và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

·        Các điều kiện xã hội:

-         Cần nắm được tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế địa phương, thái độ của chính quyền, khả năng cung cấp lao động, thái độ và năng suất của lao động.

-         Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp chăn nuôi, buôn bán, khả năng cung cấp lương thực phẩm, dịch vụ.

-         Trình độ văn hoá kỹ thuật, số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề, các cơ sở văn hoá, vui chơi giải trí.

-         Cấu trúc hạ tầng của địa phương, điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục, khách sạn, nhà ở.

-         Trong các vấn đề xã hội cần chú ý đến thái độ của người dân đối với vị trí của doanh nghiệp, tranh thủ sự đồng tình của cư dân và của chính quyền cơ sở. Cư dân thường quan tâm nhiều đến vấn đề về việc làm và bảo vệ môi trường. Vì vậy nếu giải quyết tốt các vấn đề này thì sẽ được người dân ủng hộ.

·        Các nhân tố kinh tế:

-         Gần thị trường tiêu thụ: Là nhân tố quan trọng nhất đối với loại doanh nghiệp sau đây:

+ Các doanh nghiệp dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, các trạm nhiên liệu, trung tâm thông tin, tin học, xí nghiệp vận tải hành khách...

+ Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như những mặt hàng dễ vỡ, dễ thối, đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh...

+ Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu, bia, nước giải khát.

·        Gần nguồn nguyên liệu

Những loại doanh nghiệp sau đây nên đặt gần nguồn nguyên liệu

+ Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế biến gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim...

+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai thác đá, làm gạch ngói..

+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tơ tằm...

 

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung