0236.3650403 (128)

CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI (PHẦN 1)


Bốn tác nhân chính có ảnh hưởng đến cách tiếp cận chiến lược của doanh nghiệp để cạnh tranh ở các thị trường ngoại nước đó là: (1) sự khác biệt về sở thích của khách hàng, quy mô của thị trường và tiềm năng tăng trưởng; (2) các cơ hội liên quan đến lợi thế về chi phí về địa điểm; (3) rủi ro về thay đổi tỉ giá hối đoái; (4) tác động từ các chính sách của quốc gia chủ nhà đối với công việc kinh doanh tại địa phương:

1.      Sự khác biệt về sở thích của khách hàng, quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng

Những người Ý thích uống cà phê thường rất ưa chuộng espresso nhưng ở Bắc Mĩ, khẩu vị ưa thích của khách hàng là những loại cà phê có vị êm dịu hơn. Ở một số quốc gia ở châu Á, chiếc tủ lạnh là biểu trưng cho địa vị của gia chủ và thường được đặt trang trọng trong phòng khách. Do đó, ở các quốc gia này, khách hàng có xu hướng chọn lựa tủ lạnh dựa trên phong cách thiết kế hiện đại và màu sắc bắt mắt. Ví dụ như ở Ấn Độ, màu xanh lơ và màu đỏ sẽ rất được ưa chuộng. Người đân ở Hong Kong và Nhật Bản thích những thiết bị gia dụng gọn nhẹ trong khi người Đài Loan lại thích những thiết bị cỡ lớn. Do đó, doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế phải chọn lựa giữa việc tùy biến những sản phẩm mà doanh nghiệp mình cung cấp cho phù hợp với sở thích và khẩu vị của từng quốc gia và việc cung cấp các sản phẩm có một tiêu chuẩn chung tối thiểu có khả năng phù hợp với tất cả các quốc gia mà công ty có cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, việc tạo ra một sản phẩm gần như phù hợp với tất cả sở thích khác nhau của khách hàng trên toàn cầu sẽ tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, giữa hai lựa chọn là tùy biến sản phẩm theo sở thích của khách hàng từng quốc gia và giảm chi phí sản xuất ra sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu của các quốc gia trên thế giới là một vấn đề chiến lược đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải giải quyết triệt để.

Ở những quốc gia mởi nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Malaysia, vấn đề tăng trưởng thị phần đối với các sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại di động, thép, thẻ tín dụng và năng lượng điện cao hơn so với các quốc gia phát triển như Anh, Canada và Nhật Bản. Ảnh hưởng văn hóa cũng có thể tác động đến nhu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm. Thách thức về mặt quản lý ở các công ty đối với hoạt động kinh doanh quốc tế là làm thế nào đểđiều chỉnh chiến lược của công ty cho phù hợp với sự khác biệt giữa các quốc gia.

ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD