0236.3650403 (128)

Các vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư


Các vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư

1.Dự án đầu tư

a.Khái niệm:

+Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

+ Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định trong một khoản thời gian xác định (dự án đầu tư trực tiếp)

+ Về mặt quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế trong một thời gian dài

+ Về mặt kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một cuộc đầu tư sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động riêng biệt, nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

+ Một cách tổng quát: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong một khoản thời gian xác định (dự án đầu tư trực tiếp)

Như vậy dự án đầu tư không phải là một ý định hay một phác thảo sơ bộ mà là một đề xuất có tính cụ thểvà mục tiêu rõ ràng nhằm biến các cơ hội đầu tư thành một quyết định cụ thể.

b.Yêu cầu của một dự án đầu tư:

Để dự án đầu tư khả thi thì dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Tính khoa học: Những người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, tính toán thận trọng và chính xác từng nội dung dự án, đặc biệt là các nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường sản phẩm và dịch vụ. Tức là dựa vào các kỹ thuật phân tích lợi ích -chi phí

+ Tính thực tiễn: Yêu cầu từng nội dung dự án phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Có nghĩa là phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, đến sự cần thiết của dự án

+ Tính pháp lý: Người soạn thảo dự án phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải nghiên cứu đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Địa phương cùng các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động đầu tư

+ Tính đồng nhất: Dự án phải tuân thủ đúng các quy định chung của ngành chức năng về hoạt động đầu tư đó là quy trình lập dự án, các thủ tục, quy định về đầu tư.

c.Phân loại dự án đầu tư:

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư:

+ Dự án độc lập với nhau: Là những dự án có thể tiến hành đồng thời, có nghĩa là việc ra quyết định lựa chọn dự án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dựán còn lại.

+ Dự án thay thế nhau (loại trừ): Là những dự án không thế tiến hành đồng thời. Khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. Ví dụ lựa chọn kỹthuật khác nhau cho cùng một nhà máy.

+ Dự án bổ sung: (phụ thuộc) Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện cùng một lúc với nhau. Ví dụ dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường sắt đểvận chuyển khoángsản, chúng phải được nghiên cứu cùng một lượt.

Căn cứ vào mức độ chitiết của các nội dung trong dự án:

+ Dự án tiền khả thi: Được lập cho những dự án có qui mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài. Do đó không thể nghiên cứu tính toán ngay dự án khả thi mà phải qua nghiên cứu sơ bộ, lập dự án sơ bộ. Tác dụng của dự án tiền khả thi là cơ sở đểchủ đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự án chi tiết hay không.

+ Dự án khả thi: Là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính toán có căn cứ và mang tính hợp lý. Tác dụng của dự án khả thi:

□   Là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư

□   Là cơ sở để nhà đầu tư xin vay vốn hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác

□   Là cơ sở nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư nhằm đạt mục tiêu

□   Là căn cứ để các đối tác đầu tư quyết định có nên góp vốn cùng với nhà đầu tư để thực hiện dự án hay không

2.Thẩm định dự án đầu tư:

a.Khái niệm:

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đểđi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của quốc gia.

Như vậy thẩm định dự án đầu tư là một quá trình giải quyết các công việc sau:

Rà soát lại toàn bộ nội dung dự án đã được lập có đầy đủ hay không? Nếu còn thiếu thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung theo đúng qui định

      - So sánh một cách có hệ thống các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn mà nhà đầu tư kỳ vọng.

      - Kết luận dự án có được đầu tư hay không?

b.Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư:

Mục tiêu của thẩm định dự án là xác định giá trị thực của dự án trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn chấp nhận hoặc với các dự án thay thế khác.

Giá trị thực của một dự án đầu tư được thế hiện ở các mặt sau:

-     Sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của quốc gia hay mục tiêu của nhà đầu tư đã xác định.

-     Về kỹ thuật công nghệ của dự án có phù hợp với trình độ và yêu cầu sử dụng của ngành trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án hay không? Mức độ chấp nhận được về môi trường, xã hội để đảm bảo sự an toàn cho con người và các hoạt động khác trong khu vực có dự án. Sự phù hợp về yêu cầu sản xuất sản phẩm của nhà đầu tư.

-     Khả năng tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào, khả năng và trình độ quản lý để vận hành các trang thiết bị... của nhà đầu tư.

-     Lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và cho quốc gia.

Tóm lại giá trị đích thực của một dự án được thể hiện ở các tính chất sau: tính pháp lý, tính hợp lý, tính thực tiễn và tính hiệu quả.

c.Lý do phải thẩm định dự án:

 - Nhằm lựa chọn những dự án tốt và ngăn chặn những dự án kém hiệu quả.

Dự án kém hiệu quả là dự án làm tiêu hao nguồn lực và lãng phí vốn đầu tư, mà nguồn lực thì luôn khan hiếm và có chi phí cơ hội của nó, vì vậy khi vốn đầu tư không được sử dụng tốt thì gây tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, ngược lại dự án tốt là dự án sử dụng có hiệuquả nguồn lực và do đó làm tăng giá trị tài sản cho nhà đầu tư, gia tăng của cải cho xã hội.

- Xem các thành phần của dự án có phù hợp với bối cảnh chung của khu vực mà dự án

sẽ đầu tư hoặc mục tiêu của dự án có hướng đến hay không? Sự phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích sẽ đạt được.

Cần phải đánh giá một cách đầy đủ các thành phần chứa đựng trong nội dung phân tích của dự án: thị trường, kỹ thuật - công nghệ, nhân sự quản lý,tài chính, kinh tế. ngân sách, rủi ro, suất chiết khấu, những căn cứ pháp lý liên quan đến việc hình thành và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án trong tương lai cũng như môi trường đầu tư trong bối cảnh kinh tế xã hội luôn thay đổi.

- Đểnhận dạng những rủi ro có thể xuất hiện khi dự án được triển khai thực hiện. Việc nhận dạng rủi ro mà dự án phải đương đầu căn cứ vào nguồn rủi ro gắn liền với môi trường hoạt động của dự án: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường xã hội... những rủi ro này có thể giảm lợi ích hoặc gia tăng chi phí của dự án và ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng của dự án.

- Đểchủ động có những biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho dự án. Có thể thực hiện các hợp đồng bảo hiểm để chuyển giao rủi ro, còn nếu rủi ro thị trường thì quan tâm đến những biện pháp thâm nhập thị trường mới hoặc những biện pháp Marketing thích hợp để giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới và để đối phó với đối thủ cạnh tranh.

d.Vai trò của thm định dự án đầu tư:

+Vai trò đối với nhà đầu tư:

-  Thấv dược các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ.

-  Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp.

-  Biết được những rủi ro có thể xãy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.

+Vai trò đối với các đối tác đầu tư và các định chế tài chính:

   -  Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn hay không?

   -  Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra.

-  Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư.

-  Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các về lãi suất và thời hạn trả nợ

vay.

+Vai trò đối với nhà nước:

-     Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

-     Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ những dự án tốt không bị loại bỏ.

-     Có căn cứ để áp dụng chính sách ưu đãi nhằm hổ trợ nhà đầu tư./.

Nguyễn Thị Minh Hà