0236.3650403 (128)

CÁCH XỬ LÝ MỘT SỐ BIẾN SỐ CƠ BẢN TRONG BẢNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.       Xử lý khấu hao

Khấu hao không phải là một khoản chi bằng tiền mặt mà nó chỉlà một hình thức bút toán của kế toán mà thôi, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án, do đó khấu hao không phải là một hạn mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến ngân lưu dự án thông qua thuế TNDN và giá trị thanh lý đối với TSCĐ

-  Đối với thuế: Do khấu hao là một yếu tốchi phí nên nó ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm thay đổi số thuế thu nhập mà dự án phải nộp. Khi mức khấu hao cao thì lợi nhuận trước thuế giảm và số tiền chi nộp thuế TNDN giảm, từ đó dòng ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của khấu hao đến ngân lưu dự án gọi là lá chắn thuế của khấu hao (Tax shield of depreciation)

-  Đối với giá trị thanh lý TSCĐ: Dựa vào giá trị MMTB chưa khấu hao hết hoặc dựa vào giá thị trường (giá thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý.

2.       Khoản thu so sánh với doanh thu bán hàng

Trong kinh doanh không phải khoản doanh thu nào doanh nghiệp cũng thu được tiền, thường thì khách hàng(người mua) chỉ trả một phần tiền, còn lại họ mắc nợ. Doanh thu chưa thu được tiền được thể hiện qua số dư cuối kỳ của khoản phải thu, do đó khi phân tích khoản thực thu bằng tiền của doanh thu bán hàng trong kỳ của dự án ta phải xem xét đến tác động của khoản phải thu bằng cách ước tính tỷ lệ số dư khoản phải thu thích hợp trong doanh thu của dự án. Khoản thực thu bằng tiền trong doanh thu được xác định như sau:

Khoản thực thu bằng tiền trong kỳ

=

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Khoản phải thu cuối kỳ

+

Khoản phải thu đầu kỳ

HAY:

Khoản thực thu bằng tiền trong kỳ

=

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Chênh lệch khoản phải thucuối kỳ& đầu kỳ

3.        Khoản chi so sánh với khoản mua (chi phí mua hàng)

Khi xác định chi phí mua hàng (nguyên, nhiên, vật liệu...) cho dự án ta căn cứ vào nhu cầu hoạt động của dự án, tuy nhiên không phải khoản chi phí mua hàng nào ta cũng trả tiền hết.Do đó khi xác định ngân lưu trong kỳ, ta chỉ xác định số tiền thực trả, còn khoản mua hàng trong kỳ chưa thanh toán sẽ được trừ ra khỏi ngân lưu kỳ đó, và những khoản chi trảtiền mua hàng kỳ trước còn thiếu sẽ được cộng vào ngân lưu ra trong kỳ. Các khoản mua hàng chưa trả tiền trong kỳ được thể hiện trên số dư cuối kỳ các khoản phải trả (AP). Tại thời diêm cuối kỳ, khoản chi mua hàng trong kỳ được xác định như sau:

Khoản thực chibằng tiền trong kỳ

=

Khoản muatrong kỳ

Khoản phải trảcuối kỳ

+

Khoản phải trảđầu kỳ

Hay

Khoản thực chibằng tiền trong kỳ

=

Khoản muatrong kỳ

Chênh lệch khoản phải trảcuối kỳ& đầu kỳ(DAP)

Do đó để ước lượng đúng khoản chi phí mua hàng hàng năm bằng tiền của dựán thì ta phải xác định đúng tỷ lệ khoản phải trả cần thiết có thể được.

□    AP tăng: Tăng nợ nhà cung cấp, do đó sốtiền thực chi mua hàng sẽthấp hơn giá trị khoản mua vào. Điều này tác động làm tăng ngân lưu ròng của dự án.

□    AP giảm: Trả bớt nợ cho nhà cung cấp, do đó số liệu thực chi mua hàng sẽ nhiều hơn giá trị khoản mua vào trong kỳ. Điều này tác động làm giảm ngân lưu ròng của dự án.

□    Đến cuối dự án AP = 0 nghĩa là đã trả hết các khoản phải trả, tác động làm giảm ngân lưu ròng của dự án.

4. Tiềnmặt giữ để thực hiện các giao dịch.

Tiền mặt giữ để thực hiện các giao dịch còn được gọi là số dư tiền mặt của dự án. Đây là lượng tiền mặt tồn quỹ cần thiết để thực hiện các giao dịch cho các hoạt động hàng ngày. Khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tăng sẽ làm tăng dòng ngân lưu ra của dự án; ngược lại khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng ngân lưu vào của dự án. Khi kết thúc dự án, tồn quỹ tiền mặt bằng 0 (CB = 0), lúc này dự án sẽ có một khoản thu từ số tiền mặt tồn quỹ này. Như vậy số dưtiền mặt không phải là một hạng mục ngân lưu. Chỉ khoản tăng hoặc giảm của số tiền mặt mới phản ánh vào trong bảng ngân lưu.

Trong doanh nghiệp, quỹtiền mặt được xem là công cụ hoạch định quan trọng nhất trong hệ thống quản lý ngân lưu. Công cụ này có lợi ở hai mặt quan trọng sau đây:

-     Nó làm giảm tính bấp bênh và vì thế dẫn đến sự giảm sút về nhu cầu các khoản dự phòng tiền mặt.

-     Nó báo trước về mức thiếu hụt ngân lưu sắp tới nhằm giúp cho ban giám đốc có đủ thời gian đề ra các giải pháp cân đối về vốn.

Mục đích của việc quản lý tiền là giảm thiểu tối đa việc sử dụng không có hiệu quả các số dư tiền mặt.

5.       Giá trị thanh lý tài sản.

Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án, nó có thể được xác định dựa vào giá trị thị trường của tài sản ở thời điểm thanh lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ (giá trị còn lại trên số sách). Để đơn giản người ta thường quy ước là giá trị thanh lý tài sản dựa trên giá trị sổsách của nó.

6.       Chi phí chìm của dự án.

Là những chi phí đã chi ra trước khi có quyết định thực hiện dự án. Do đó chi phí này không được tính vào ngân lưu của dự án, bởi vì dự án có thực hiện hay không thì chi phí này cũng đãchi ra rồi. Ví dụ như chi phí điều tra thăm dò để làm cơ sở đưa ra dự án (nhận diện cơ hội đầu tư), chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án.

7.       Xử lý các chi phí lịch sử.

Chi phí lịch sử là giá gốc hay giá mua ban đầu của TSCĐ. Chi phí lịch sử thường được đề cập trong các loại dự án khôi phục hoặc các dự án bổsung cho công trình hiện đại. Khi đó những tài sản đã đầu tư trước đây bây giờ tiếp tục được sử dụng và có ảnh hướng đến dự án mới này thì ta phải tính chi phí cơ hội của tài sản đó. Chi phí cơ hội của tải sản đó có thể được xác định dựa vào giá thị trường hoặc giá trị còn lại của tài sản. Các chi phí này được đưa vào ngân lưu dự án như một thành phần của vốn đầu tư ban đầu. Nếu giá trị tài sản được đầu tư trước đây được xem là chi phí chìm thì sẽ không được thể hiện vào ngân lưu của dự án (tài sản không có chi phí cơ hội).

8.       Chi phí đất đai

Khi xác đinh chi phí đất đai tính toán cho dự án chúng ta cần quan tâm đến việc lựa chọn các phương pháp khác nhau trong việc tính gộp chi phí về đất vào thu chi của dự án, đó là:

Cần có sự tách bạch giữa đầu tư vào đất đai so với đầu tư vào dự án.Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Không bao giờ gộp lãi hoặc lỗ về đất như khoản thu hoặc chi phí đối với khoản đầu tư vào đất nếu như không có sự cải thiện hoặc tàn phá trực tiếp đối với đất đai bởi dự án.

Chi phí về đất đai của dự án có thể là chi phí cơ hội hoặc tiền thuê đất hàng năm hoặc chi phí vốn cho dự án suốt thời gian sửdụng đất.

9.       Xác định giá trị còn lại năm cuối cùng khikết thúc dự án.

Khi kết thúc dự án không có nghĩa là kết thúc hoạt động kinh doanh. Vì vậy chúng ta nên dự tính giá trị còn lại cho tài sản bao gồm: tài sản chưa khấu hao hết, đất đai thu hồi và thu hồi vốn lưu động.

Trường hợp giá trị tài sản chưa khấu hao hết, ta ghi nhận nó như một giá trị của dòng ngân lưu vào.

Đối với đất không hao mòn nên không tính khấu hao, do đó khi kết thúc dự án ta ghi nhận giá trị của đất như một dòng ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án.

Giá trị thu hồi vốn lưu động bao gồm các khoản AR, AP, CB và hàng tồn kho, trong đó giá trị hàng tồn kho được xác định theo giá mua hoặc chi phí sản xuất.

10.       Ngân lưu tài trợ.

Ngân lưu tài trợ bao gồm dòng ngân lưu vào do đi vay và dòng ngân lưu ra dotrảnợ (gồm nợ gốc và lãi vay đến hạn).

11.       Lãi vay.

Lãi vay là một khoản chi phí tài chính và nó được trừ vào thu nhập chịu thuế của dự án. Lãi vay được đưa vào ngân lưu hay không sẽ tùy thuộc vào quan điểm xây dựng ngân lưu (các quan điểm này sẽ được trình bày trong phần sau). Nói chung vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp đến ngân lưu thông qua thuế thu nhập. Nếu dự án trả lãi vay nhiều, lợi nhuận trước thuế giảm, ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của lãi vay thông qua thuế được gọi là lá chắn thuế của lãi vay./.

Nguyễn Thị Minh Hà