0236.3650403 (128)

DI SẢN VÔ GIÁ CỦA PETER DRUCKER DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI


Peter Drucker đã ra đi tròn 10 năm (11/11/2015-11/11/2015), thế giới đã chia tay một nhà tư tưởng-hành động lỗi lạc về khoa học quản lý. Tuy nhiên, ông vẫn luôn để lại cho nhân loại mà cụ thể là những nhà quản lý một di sản vô giá, những lời khuyên đầy giá trị đến mãi tận bây giờ.

1.      VỀ MẶT LÃNH ĐẠO

Không nên và không bao giờ suy nghĩ hoặc tuyên bố từ “Tôi”, thay vào đó hãy nói “Chúng ta”. Một nhà quản lý giỏi luôn phải hiểu rằng anh ta có được quyền lực chỉ vì anh có được tổ chức uỷ nhiệm quyền lực đó. Nhà quản lý cần phải hiểu rằng các nhu cầu và cơ hội đối với tổ chức luôn quan trọng hơn nhu cầu và cơ hội của chính bản thân anh ta.

2.      VỀ TÀI NĂNG

Thu hút và lưu giữ nhân tài là hai trong số các nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý. Các cán bộ có tài luôn có nhiều cơ hội và cần được đối xử và quản lý như những người lính tiên phong của tổ chức. Họ sẽ luôn quan tâm đến sự thăng tiến của bản thân cũng như trách nhiệm cá nhân. Họ mong muốn có được cơ hội học hỏi và đào tạo không ngừng. Họ muốn được tôn trọng và giao phó trách nhiệm. Hãy trao cho họ tất cả những diều đó.

3.      VỀ CÔNG VIỆC

Thay vì luôn tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh, hãy tập trung vào tìm kiếm cơ hội. Giải quyết vấn đề phát sinh chỉ để ngăn chặn thiệt hại, nhưng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội sẽ đem đến thành quả. Trừ khi đang có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, một cuộc họp của nhà quản lý không nên bàn đến các vấn đề phát sinh cho đến khi các cơ hội được phân tích kỹ càng và giải quyết xong xuôi. Hãy luôn khai thác sự thay đổi và xem nó như cơ hội, không phải là thách thức.

4.      VỀ RA QUYẾT ĐỊNH

Tất cả mọi quyết định đều đi kèm rủi ro, bởi lẽ khi đưa ra quyết định nhà quản lý đã sử dụng các nguồn lực hiện tại cho một tương lai không rõ ràng và bất trắc. Rủi ro sẽ được giảm thiểu nếu nhà quản lý nhận biết chính xác được thời điểm nào anh ta cần phải ra quyết định, trực tiếp hình dung và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh, và tin chắc về kết quả sẽ đạt được. Nhà quản lý không được ra quyết định nếu chưa tìm được phương cách thực hiện quyết định đó.

5.      VỀ TỔ CHỨC

Con người thường có ý thức quan tâm đến các vấn đề của bản thân hơn những vấn đề bên ngoài. Tuy vậy, một công ty được tổ chức hữu hiệu không phải tồn tại chỉ để giải quyết các vấn đề của bản thân mình mà còn phải đáp ứng các trách nhiệm xã hội khác. Nhà quản lý có trách nhiệm định hướng công ty mình hoạt động hướng ngoại một cách thường xuyên và liên tục để làm sao cho điều đó luôn là động lực thúc đẩy công việc của từng cá nhân trong công ty.

Sái Thị Lệ Thủy - Khoa QTKD