0236.3650403 (128)

HẠ TẦNG VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHO BÁN LẺ TẠI VINCOMERCE


Đỗ Văn Tính

Theo Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017 của AT Kearney, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên toàn thế giới về phát triển bán lẻ, kể từ khi lọt khỏi tốp 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2015. Con số 6 trong bảng xếp hạng là kết quả đáng khích lệ đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, đồng thời dự báo một sự phát triển sôi động hơn của thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2018.

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ luôn là một trong những thị trường nhiều sức hút, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà còn có các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2016, một số thương vụ đầu tư lớn vào Việt Nam như: Aeon đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm; Tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan mua lại Metro Cash và Carry Việt Nam với giá 655 triệu EUR; Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại Big C với giá 1,4 tỷ USD. Năm 2017, 7-Eleven, Inc., đơn vị sáng lập và sở hữu thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 7-Eleven, cũng đặt chân tới Việt Nam theo con đường nhượng quyền. Sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài, một mặt làm thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng sôi động, mặt khác, đặt ra sức ép nặng nề đối với các nhà đầu tư trong nước.

Trong bối cảnh này, các nhà bán lẻ nội địa cần không ngừng đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincomerce (Vinmart), một trong 10 nhà bán lẻ uy tín Việt Nam năm 2017 là một nhà cạnh tranh trên thị trường bán lẻ. Chuỗi cửa hàng tiện lợi của hãng Vincomerce, Vinmart+, từ khi ra đời đến nay đã đạt được những bước tiến đáng kể, khẳng định vị thế trên ngành hàng. Tuy nhiên, so với những doanh nghiệp hoạt động lâu đời, Vinmart+ còn tồn tại nhiều điểm yếu, quy trình hoạt động còn nhiều bất cập. Việc xác định rõ năng lực cạnh tranh của chuỗi, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Vinmart+ thời điểm hiện tại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

QUÁTRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Mua lại Ocean Retail

Tháng 10/2014, tập đoàn VinGroup công bố chính thức việc mua lại 70% cổ phần công ty Ocean Retail - thành viên của tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và đổi tên thành công ty CP Siêu thị VinMart. Đây là bước phát triển quan trọng đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.Trong thời gian này, Vingroup cũng công bố Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn với thương hiệu Vinmart. Theo đó, hệ thống Vinmart sẽ là các siêu thị có diện tích từ 3.000m2đến 15.000m2và chuỗi Vinmart+ là các cửa hàng tiện lợi có diện tích từ 150 đến 300m2. Với chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của tập đoàn Vingroup. Với mục tiêu xây dựng Vinmart và Vinmart+ thành thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, mang đến cho người dân hàng hóa chất lượng cao với giá thành phù hợp với người tiêu dùng, tạo nên phong cách mua sắm theo xu hướng mới với sự phong phú về mặt hàng về thương hiệu đi kèm dịch vụ hoàn hảo.

Thâu tóm Trung tâm thương mại - siêu thị Maximark

Cuối tháng 10/2015, VinGroup cũng nhận chuyển nhượng 100% cổ phần từ Công ty CP đầu tư An Phong, qua đó đã trở thành chủ sở hữu mới của hệ thống Trung tâm thương mại – siêu thị Maximark.Đây là hệ thống phân phối hiện đại và có uy tín tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bao gồm: Maximark 3 Tháng 2, Maximark Cộng Hòa, Maximark Quận 2 và Maximark Gò Vấp tại TP HCM, Maximark Tuy Hòa, Maximark Nha Trang, Maximark Cam Ranh, Maximark Phan Rang, Maximark Biên Hòa và các sở hữu khác thuộc Công ty An Phong.Sau khi hoàn tất các thủ tục sang nhượng, toàn bộ các Trung tâm thương mại – siêu thị Maximark đã được chuyển đổi thành các siêu thị VinMart/VinMart+ thuộc hệ thống Vinmart hoặc trở thành thành viên của hệ thống Vincom Retail với thương hiệu Vincom.

Mua Shop&Go chỉ với… 1USD

Ngày 2/4/2019, Công ty VinCommerce - đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup đang quản lý hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ công bố việc sẽ nhận chuyển nhượng chuỗi 87 cửa hàng Shop&Govới giá… 1 USD

Theo Vingroup, chính Công ty cổ phần Cửa hiệu và Sức sống - chủ sở hữu chuỗi cửa hàng này - đề nghị được nhượng lại 100% cổ phần với giá 1 USD. Như vậy, khi nhận chuyển nhượng, VinCommerce còn nhận về tài sản và các nghĩa vụ hiện có, bao gồm cả nghĩa vụ nợ (nếu có) của Công ty Cửa hiệu và Sức sống.Công ty sở hữu chuỗi cửa hàng Shop&Go có vốn điều lệ hơn 207 tỷ đồng. Được thành lập từ 2005, Công ty Cửa hiệu và Sức Sống hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Cửa hàng đầu tiên của Shop&Go đi vào hoạt động năm 2006 tại TP.HCM. Trước khi sáp nhập vào Vinmart, chuỗi có 70 cửa hàng tại TP.HCM và 17 cửa hàng tại Hà Nội nằm tập trung ở trong các quận nội thành.

Thâu tóm Fivimart

Cuối tháng 9/2018. Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce, công ty con của Vingroup thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.Giá trị thương vụ không được tiết lộ, tuy vậy sau khi mua 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart từ Công ty CP Nhất Nam, VinGroup sẽ có thêm 23 siêu thị Fivimart vào hệ thống của mình

Hợp tác với XACT

Ngày 10/07/2019 tại Hà Nội, Công ty CP Thương mại dịch vụ tổng hợp VinCommerce và Công ty XAct Solutions đã ký Hợp đồng hợp tác chiến lược nhằm xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng VinCommerce theo tiêu chuẩn thế giới. Dự án này thành công sẽ góp phần đưa VinCommerce trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương.Mỗi tổng kho lớn sẽ bao gồm các kho khô, kho mát, kho lạnh và kho đông với các khung nền nhiệt độ khác nhau sẽ giúp tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn bảo quản hàng hóa theo chuẩn quốc tế. Mô hình Just-in-time deliver (giao hàng đúng hạn)vừa đảm bảo độ phủ đồng thời tối ưu mức tồn kho trên kênh, cho phép VinCommerce cung cấp sản phẩm một cách hiệu quả, kịp thời và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ hệ thống gần 2.500 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Nhận đầu tư từ Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC)

Tháng 9, quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã thông báo dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư rót 500 triệu USD vào CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM - công ty mới được thành lập đang sở hữu 100% vốn VinCommerceTrước giao dịch này, Vingroup nắm giữ 64,3% cổ phần của VCM. Theo đó, GIC - thông qua công ty con Ardolis Investment - cùng chi nhánh Singapore của Credit Suisse đã mua hơn 104,66 triệu cổ phần phổ thông, tương ứng với 16,26% cổ phần của VCM. Trong đó, Ardolis nắm giữ 9,76% và Credit Suisse nắm giữ 6,5%.

Sáp nhập vào Tập đoàn Masan

Ngày 1/1, CTCP Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: MSN) đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc hoán đổi cổ phần để sáp nhập CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart+ và công ty nông nghiệp VinEco.Theo đó, Masan nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.Nghị quyết cũng thông qua việc phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.

Đóng cửa Adayroi

Theo thông báo do trong ông Nguyễn Văn Minh, người đại diện theo ủy quyền của VinCommerce ký, quyết định sẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên Adayroi. Theo đó, kể từ 18 giờ ngày 17-12, toàn bộ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của các nhà cung cấp hiện đang kinh doanh trên website Adayroi theo các hợp đồng đã ký kết sẽ được dừng bán và phân phối đến khách hàng.Nguyên nhân được đưa ra là do Vincomerce mong muốn đánh giá và tái cấu trúc hoạt động của công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng trong giai đoạn phát triển mới.Đối với các hàng hóa/dịch vụ của nhà cung cấp được khách hàng đặt mua thành công trên website Adayroi trước thời điểm dừng bán hàng, các sản phẩm này vẫn sẽ được công ty giao hàng và áp dụng chính sách hoàn hủy, đổi trả theo đúng thỏa thuận, cam kết với nhà cung cấp tại hợp đồng.

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ BÁN LẺ TẠI VINCOMERCE

Cơ sở hạ tầng cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực, tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tỷ lệ tăng trường kinh tế cao và nâng cao mức sống chung của một nước.

Chỉ sau 5 năm hoạt động, chuỗi bán lẻ VinMart & VinMart+ đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất thị trường với gần 2.600 siêu thị và cửa hàng tại 50 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Chuỗi cung ứng hàng hóa của VinMart & VinMart+ được đầu tư bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình vận hành ứng dụng công nghệ 4.0. Với những nỗ lực này, VinMart & VinMart+ đã liên tiếp 2 năm liền giữ vững vị trí số 1 trong Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ do Vietnam Report bình chọn.

Với mục tiêu mang tới cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận – sử dụng được những sản phẩm tốt nhất và an toàn nhất, VinMart & cửa hàng tiện lợi VinMart+ luôn nỗ lực trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, nguồn gốc hàng hóa qua việc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất trong nước đặc biệt là sự kết hợp với công ty VinEco cũng thuộc tập đoàn Vingroup - nơi đã xây dựng và phát triển 14 nông trường quy mô và hiện đại bậc nhất, phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Các nông trường được quy hoạch thiết kế khoa học với khu sản xuất đồng ruộng, khu nhà màng, khu nhà kính, khu sơ chế, đóng gói tự động và khu bảo quản. Không chỉ lớn nhất về quy mô sản xuất, VinEco còn là đơn vị tiên phong đưa công nghệ và kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới về Việt Nam. Toàn bộ 14 nông trường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đang chuyển dần sang tiêu chuẩn Global GAP. Riêng VinEco Măng đen (Kon Tum) sẽ đi theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Công ty đã kí hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp với các đối tác uy tín trên thế giới: máy móc cơ giới hóa của Kubota (Nhật Bản); công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa của Netafirm (Israel); công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu của Marchegay(Pháp), công nghệ sản xuất nấm ôn đới (Hàn Quốc), công nghệ canh tác nhiều tầng (Singapore), tư vấn về công nghệ và quản lý sau thu hoạch(Hà Lan)…VinMart & VinMart+ còn là hệ thống bán lẻ duy nhất tại Việt Nam sở hữu 24 phòng & trạm kiểm nghiệm ATTP trên toàn quốc, trong đó 2 phòng kiểm nghiệm tại Hà Nội & TP.HCM được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 với những kết quả đo lường/thử nghiệm được quốc tế thừa nhận.

Công nghệ bán lẻ:

Công nghệ bán lẻ là vận dụng công nghệ, cụ thể là vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật để cải tiến chất lượng hoạt động kinh doanh thương mại, từ đó thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng hội nhập, phát triển ngày càng hiện đại. Cộng thêm những tiến bộ về phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật số và công nghệ di động thông minh, chắc chắn thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phải chuyển mình để đáp ứng.

Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của ngành bán lẻ chính là công nghệ. Công nghệ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mọi thứ qua điện thoại thông minh, thậm chí họ có thể tới cửa hàng tự thiết kế, tự lựa chọn rồi đặt món hàng đó.

Có 3 vấn đề cần lưu ý nếu doanh nghiệp muốn phát triển trong môi trường kinh doanh chịu sự tác động không nhỏ từ làn sóng công nghệ 4.0. Đó là làm thế nào để tăng kết nối, tương tác với khách hàng song song với việc kết hợp công nghệ để gia tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Một điều không thể thiếu là doanh nghiệp phải liên tục đổi mớ sáng tạo, tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho khách hàng.

Thời gian qua, VinMart & VinMart+ đã phát triển bán lẻ đa kênh, tích hợp các kênh trực tuyến và hệ thống siêu thị/ cửa hàng trên toàn quốc. Các kênh trực tuyến mũi nhọn bao gồm: mua sắm qua ứng dụng điện thoại như Adayroi..., qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com. Bên cạnh đó Vincomerce còn thiết kế thêm mục quản lý chất lượng nguồn gốc sản phẩm trên website để tạo niềm tin khách hàng – một yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng lòng trung thành khách hàng.Ngoài ra, để tạo sự thuận tiện, nhanh chóng cho việc mua sắm của khách hàng Vinmart và Vinmart+ đã trang bị máy POS và xây dựng ứng dựng ví thanh toán VinID

Website của Vinmart+:

Giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng: Dù khách hàng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này chỉ cần có kết nối mạng internet là có thể tìm thấy cửa hàng Vinmart+, biết đến Vinmart+ và sản phẩm mà cửa hàng đang cung cấp, vì thế cơ hội để tiếp cận khách hàng của Vinmart+ đã mang tính toàn cầu chứ không chỉ riêng tại Việt Nam.

Nhờ có website kết hợp với một số hình thức marketing online đã giúp Vinmart+ tiết kiệm rất nhiều chi phí và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả.

Giúp tăng hiệu quả kinh doanh: Trước đây khi chưa có website, khách hàng không thể cập nhật được tình hình sản phẩm, các chương trình khuyến mãi. Nhưng sau này, khách hàng trước khi đến cửa hàng có thể truy cập http://www.vinmartplus.vn/home tra cứu trước thông tin sản phẩm, tìm cửa hàng Vinmart+ gần nhất hoặc cửa hàng Vinmart+ còn sản phẩm là có thể tiết kiệm không ít thời gian mua hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian bán hàng.

Nâng cấp sản phẩm và them khách hàng mới: Khi mà đông đảo người tiêu dùng hiện này đều sử dụng internet việc tiếp cận khách hàng dễ dàng thông qua website giúp doanh nghiệp thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm những sản phẩm chất lượng hơn trên thị trường bán lẻ và có thêm nhiều khách hàng mới.

VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG BÁN LẺ

Hệ thống hạ tầng thương mại có sự biến chuyển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, mở cửa, từng bước tạo kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh hiện đại, bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.... phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Mạng lưới chợ phát triển theo quy hoạch, hạn chế được tình trạng tự phát tại các địa phương, từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Các hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại có sự tăng trưởng nhanh chóng (nếu năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2017 có 8.539 chợ, 957 siêu thị và 189 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn).

Nhận diện thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (hơn 93,7 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philipin là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%...).

Thời gian gần đây, có thể thấy thị trường bán lẻ đã có sự phát triển mạnh mẽ do nền kinh tế được phục hồi và đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng cao. Số lượng doanh nghiệp tăng cao, ngành sản xuất phục hồi, kiều hối tăng, lãi suất cho vay giảm… là những nhân tố chính góp phần làm tăng thu nhập khả dụng của người dân. Kết quả của nó là một làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục "đổ" vào ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua. Có thể nhận thấy trên thị trường đã nổi lên một số nhà phân phối bán lẻ chủ yếu bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới.

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BÁN LẺ

Nâng cấp, cải tạo hạ tầng chợ nông thôn, xây dựng giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phát triển chợ nông thôn theo mục tiêu đề ra.Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp, cải tạo, phát triển chợ truyền thống, chợ dân sinh đô thị, kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ theo hướng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển và quản lý các loại hình trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và hạ tầng cần thiết cho TMĐT.Đa dạng hóa các kênh phân phối, bảo đảm vận hành tốt các kênh trực tiếp và online và phát triển mạnh thương mại điện tử

Hoàn thiện môi trường pháp lý, nghiên cứu và ban hành, thực thi các văn bản luật, quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động bán lẻ trực tiếp và online,  thương mại điện tử, thích ứng với luật pháp và tập quán quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử.

Tập trung thúc đẩy, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng kỹ thuật (mạng internet, các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán qua máy POS, thanh toán online…).

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tăng cường quảng bá, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.

Các trung tâm thương mại cần tối ưu hóa diện tích sàn để mang đến nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng, như khu vui chơi cho trẻ em, khu tượng sáp, khu nấu ăn.

ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI BÁN LẺ

Có chính sách khuyến khích đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh; chú trọng tới việc hỗ trợ về kỹ năng quản lý cũng như đào tạo về kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành.Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ đào tạo cho các chủ thể kinh doanh thương mại bán lẻ trong nước, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, phân bổ hợp lý kinh phí từ ngân sách nhà nước.Đẩy mạnh công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại điện tử, chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổng hợp và phân tích thông tin thị trường phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức an toàn thực phẩm, văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh tại chợ, đội ngũ quản lý chợ, những người làm công tác quản lý thương mại tại các địa phương, hợp tác xã thương mại.

HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận và áp dụng các phần mềm, ứng dụng trong phương thức kinh doanh thương mại điện tử trên máy tính, điện thoại di động…

Xây dựng chính sách thúc đẩy các ứng dụng, tiện ích mới như truy xuất nguồn hàng, QR Code tại các kênh phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

Nắm bắt các xu hướng công nghệ sẽ thống lĩnh ngành bán lẻ trên toàn cầu:

Xu hướng công nghệ đầu tiên là chính là cá nhân hóa trong việc bán lẻ. Bằng cách thu thập thông tin người tiêu dùng cả online và tại cửa hàng. Bạn có thể thuận lợi biên soạn được càng nhiều dữ liệu về khách hàng, hành vi, gu và sự ưa thích của họ. Sau khi phân tích được tất cả các dữ liệu đó, bạn có thể nhận ra mong muốn của từng khách hàng. Đây chính là mức độ cá nhân hóa gia tăng trong bán lẻ. Việc cá nhân hóa trong ngành bán lẻ ngày nay, không chỉ còn đơn thuần là gọi tên khách hàng ở đầu mỗi email hay tin nhắn. Giờ đây, áp dụng xu hướng công nghệ trong bán lẻ cho phép các doanh nghiệp, chủ kinh doanh điều chỉnh mọi thứ. Từ việc xây dựng kịch bản giao tiếp với khách hàng đến chất lượng sản phẩm theo thị hiếu của người dùng. Bạn sẽ cần một cái nhìn tổng quan hơn về cách mà các nhà bán lẻ đang cá nhân hóa. Trên mỗi khía cạnh khác nhau và trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Sử dụng giọng nói: Với các thiết bị trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Home, Apple, Home Pod,… Người tiêu dùng có thể sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để duyệt và mua sản phẩm. Xu hướng công nghệ giọng nói cũng đang trở nên tiên tiến hơn trên các thiết bị di động. Các ứng dụng như Apple Tweet Siri đã kết hợp AI và công nghệ giọng nói để trở thành trợ lý cá nhân ảo đầy tiện lợi. Trong một nghiên cứu gần đây, 57% người tiêu dùng sở hữu smartphone đều kích hoạt công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để mua thứ gì đó. Thậm chí không chỉ là dùng để mua đồ. Họ còn sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để tìm các cửa hàng gần vị trí họ đang ở. Hoặc dùng nó để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi, thắc mắc của họ.

Xu hướng công nghệ sử dụng AI đang ngày càng phổ biến. Tiêu biểu nhất chính là công cụ chatbot dùng để tương tác với khách hàng. Đây là xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ nhất. Các chatbot AI được tích hợp vào các trang website, app bán hàng, sàn TMĐT. Nghĩa là người tiêu dùng có thể được hỗ trợ nhanh nhất và trực tiếp. Có thể thấy, các chatbot AI của Facebook đang trở thành công cụ đại diện của nhiều doanh nghiệp trong việc support cho khách hàng. Nhiều chatbot AI được xây dựng kịch bản để trả lời các câu hỏi. Và giải quyết một số yêu cầu nhất định của khách hàng.

Bán lẻ trên di động: Các nhà bán lẻ hiện đang tích cực cố gắng tận dụng xu hướng công nghệ này. Thông qua việc xây dựng các trang web mua sắm phiên bản giao diện mobile. Nhằm đáp ứng điều chỉnh theo thiết bị mà người tiêu dùng đang sử dụng. Hoặc các app mua hàng ra đời để nâng cao trải nghiệm mua sắm. Giúp việc mua hàng nhanh được chóng, tiện lợi hơn. Điện thoại di động còn là phương tiện được ưa thích để thực hiện thanh toán trực tuyến. Với các ứng dụng như Apple Pay, Zalo Pay, Momo, Airpay,… Khách hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt, thẻ tín dụng trong ví của mình nữa. Chỉ cần chọn mua sản phẩm bất kỳ và thanh toán bằng ví điện tử trên điện thoại của họ. Điện thoại di động cũng sẽ cho phép người mua hàng quét sản phẩm, so sánh giá. Nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt trong việc mua hàng. Hơn 30% người tiêu dùng cho biết, sau khi tham khảo và so sánh giá bằng ứng dụng trên điện thoại di động. Họ đã thay đổi suy nghĩ về việc có nên mua sản phẩm đó hay không.

Ứng dụng Internet of thingf (IoT) và ngành bán lẻ:

Sự kết hợp giữa IoT và công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng phổ biến. Các nhà bán lẻ có thể nhận diện được khách hàng này là ai, ngay từ khi họ mới bước vào cửa hàng. Nhờ vào hồ sơ trực tuyến thu thập được và tải lên hệ thống. Điều này sẽ giúp các nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cao cho người tiêu dùng.

IoT cũng được ứng dụng để xây dựng thành công giỏ hàng mua sắm online. Nó cho phép người tiêu dùng tải lên danh sách sản phẩm của cửa hàng. Sau đó hướng dẫn họ tìm kiếm và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Cuối cùng, khách hàng chỉ cần xác nhận rõ một lần nữa các sản phẩm đang có trong giỏ hàng và thanh toán.

Trong tương lai, nếu các nhà bán lẻ chịu cập nhật công nghệ IoT. Và sử dụng gắn tag điện tử (thẻ giá, thẻ thông tin) trên mọi sản phẩm. Qua đó sẽ giúp họ có thể cập nhật giá cả, thông tin sản phẩm bằng internet. Đồng thời, nhà bán lẻ có thể giám sát chính xác hơn việc dịch chuyển hàng hóa. Từ đó cải thiện việc quản lý hàng hóa trong kho. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhiều hơn so với cách cập nhật thủ công bằng tay trước đây.

Tómlại, ngành bán lẻ hiện đại mới chiếm 25% trong tổng mức bán lẻ xã hội, kênh bán hàng truyền thống chiếm 75%. Trong khi đó, kênh truyền thống trong một vài năm gần đây chỉ có tốc độ tăng trưởng một vài %/năm; tốc độ phát triển của kênh bán hàng hiện đại lại luôn ở hai con số/năm. Điều đó cho ta thấy sự phát triển của kênh bán hàng hiện đại có áp dụng các công nghệ tiên tiến là rất sáng sủa trong những năm tới.

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần nắm bắt công nghệ, tiếp thu nhanh và hiệu quả kinh nghiệm của các nước đi trước, để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa. Đặc biệt là cần phát huy những lợi thế so sánh vốn có với những nhà bán lẻ nước ngoài như mạng lưới cũ, am hiểu thói quen người tiêu dùng,... Bán lẻ Việt Nam cần góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng cửa đón những hàng hóa Việt có chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng, góp phần kích thích sự phát triển của quỹ hàng hóa Việt trong thời gian sắp tới.

Mặt khác, doanh nghiệp bán lẻ Việt cần tạo được sự khác biệt, luôn đổi mới, tạo được chữ tín để thu hút niềm tin lâu dài của người tiêu dùng. Đồng thời tăng cường kết nối 6 nhà, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, làm ăn trung thực, có trách nhiệm; Không chèn ép, giành lợi thế về mình mà phải có sự hài hòa trong việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung ứng sản xuất phân phối.

Từ đó, Vicomerce đã cho thấy chiến lược rất thức thời của mình trong 5 năm qua ở thị trường Việt Nam. Nhà bán lẻ này đã phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó phát triển bán lẻ đa kênh, ứng dụng công nghệ là cốt lõi. Các kênh trực tuyến mũi nhọn bao gồm: mua sắm qua ứng dụng điện thoại, qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com nhằm đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng mua sắm. 5 năm không phải là quá ngắn nhưng đối với các nhà bán lẻ thì cũng không phải chặng đường dài. Những kết quả mà VinCommerce đạt được trong 5 năm qua khiến bất cứ ai tham gia vào ngành phân phối, bán lẻ phải choáng ngợp. Điều đó đã chứng tỏ VinCommerce đang đi đúng hướng, họ đã và đang nỗ lực hết sức để trở thành nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

Hy vọng trong tương lai Vincomerce tiếp tục có những bước đi đúng đắn, cụ thể là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ mảng bán lẻ của công ty, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và trở thành sự lựa chọn số 1 cho người tiêu dùng Việt.

Bài viết được tổng hợp từ:

1.   Tri thức trẻ

2.   http://consosukien.vn/

3.   https://vietnamnet.vn/