0236.3650403 (128)

HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA


1. Các quan điểm về sản xuất:

- Thế kỷ 15: Trường phái kinh tế trọng nông (của Pháp) cho rằng: Sản xuất là tạo ra sản phẩm ròng (sản phẩm thuần tăng) - là lượng tăng hoàn toàn so với lượng đưa vào sản xuất ban đầu.

- Thế kỷ 18: Trường phái kinh tế học cổ điển (Adam Smith) cho rằng: Sản xuất là tạo ra sản phẩm hữu hình.

- Thế kỷ 19: Trường phái kinh tế học của Mác: Sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất, gồm 2 phần: Toàn bộ sản phẩm hữu hình do các ngành công - nông - lâm - ngư ... tạo ra; một phần sản phẩm vô hình do các ngành giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, bưu điện, du lịch, ... tạo ra (tức phần phục vụ cho sản xuất).

- Đầu thế kỷ 20: Xuất hiện quan điểm kinh tế học phương đông, cho rằng: Sản xuất là tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có ích cho xã hội: Toàn bộ sản phẩm hữu hình và toàn bộ sản phẩm vô hình.

2. Hai hệ thống tính sản lượng quốc gia:

a. Hệ MPS (Material Product System) - Hệ thống sản xuất vật chất ®ra đời trên quan điểm của Mác.

b. Hệ SNA (System of National Account) - Hệ thống tài khoản quốc gia ®ra đời trên quan điểm của trường phái kinh tế học phương đông.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu  của hệ SNA:

          * Có 4 tài khoản chủ yếu:

          - Tài khoản sản xuất.

          - Tài khoản thu nhập và chi tiêu.

          - Tài khoản vốn.

          - Tài khoản giao dịch với nước ngoài.

          * Có 5 chỉ tiêu chủ yếu:

          - Tổng sản phẩm quốc dân - GNP

          - Tổng sản phẩm quóc nội - GDP (tổng sản phẩm trong nước)

          - Sản phẩm quốc dân ròng - NNP.

          - Thu nhập quốc dân - (NI, I)

          - Thu nhập khả dụng - Yd (Thu nhập có thể sử dụng)

ThS. Lê Phúc Minh Chuyên