0236.3650403 (128)

HỆ THỐNG SẢN XUẤT TOYOTA


1.      Kiichiro Toyoda, người sáng lập ra Toyota

Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015[3]. Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên BrandZ.

Lịch sử ra đời hãng Toyota bắt đầu tại một vùng nông thôn gần NagoyaNhật Bản vào năm 1867. Nhà sáng lập hãng Toyota Sakichi Toyoda ra đời trong một gia đình thợ mộc nghèo, ông lớn lên và theo học nghề của cha, trở thành một thợ mộc với chuyên môn là đóng các máy dệt bằng gỗ. Con trai ông Kiichiro Toyoda được cha cho theo học ngành cơ khí chế tạo máy tại trường đại học Tokioter và hai cha con cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra một chiếc máy dệt tự động vào năm 1924, loại có giá thành chế tạo rẻ hơn nhưng hoạt động hiệu quả hơn những chiếc máy bằng gỗ cùng loại.

Có thể nói, khời nguồn của Tập đoàn ô-tô Toyota ngày nay chính là chiếc máy dệt động lực và chiếc máy dệt tự động do ông tổ Sakachi Toyoda phát minh ra.

Năm 1933: Tiến vào nghành công nghiệp ô tô.

Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda Automatic Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota) đã chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09 năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda. Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên. Tháng 05 năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách “Model A1” đầu tiên. Trong khi đó, General Motors và Ford đã thống lĩnh thị trường ô-tô, gây lên những quan ngại cho Bộ Công Thương Nhật Bản. Kết quả là chính phủ Nhật đã ban hành Luật sản xuất ô-tô yêu cầu các công ty phải công bố sản lượng sản xuất thực tế để có thể được cấp phép sản xuất theo đạo luật này. Chính vì lý do này. Kiichiro đã xúc tiến nhanh việc sản xuất hàng loạt đối với mẫu xe tải.

Năm 1936: Bắt đầu sản xuất mẫu sedan được mong chờ từ lâu.

Tháng 08 năm 1935, mẫu xe tải G1 được sản xuất thành công và bắt đầu được giới thiệu trên thị trường vào tháng 11. Tháng 05/1936, mẫu sedan AA sau nhiều năm kỳ công nghiên cứu cũng được hoàn thành. Và để quảng bá rộng rãi trên các mẫu xe thương hiệu Toyoda, một cuộc thi sáng tác logo cho cty đã được tổ chức dựa trên tiêu chí dễ hiểu, gợi tả đó là một cty trong nước và chứa đựng âm tiết Nhật Bản. Trong số hàng nghìn mẫu biểu tượng được gửi về , có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Kể từ tháng 10 năm 1936, thương hiệu “Toyoda” được chuyển thành “Toyota”.

 Năm 1937: Thành lập Công ty Toyota.

Ngày 28/08/1937, Công ty Toyoda Automatic Loom Words chuyển thành Công ty ô tô Toyota (sau này trở thành Tập đoàn ô-tô Toyota).Một năm sau đó nhà máy Koromo (nay là nhà máy Honsha) đã được đưa vào hoạt động với phương châm sản xuất “Just in time” (Nghĩa là sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi và đúng thời điểm). Năm 1938 việc sản xuất các mẫu xe con bị hạn chế vì phải ưu tiên sản xuất phục vụ mục đích quân sự trong thời chiến tranh.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng TOYOTA không thuận lợi và họ buộc phải cắt giảm hàng loạt nhân viên để duy trì hoạt động.

2.      Eiji Toyoda: Người đưa Toyota ra toàn thế giới:

Eiji Toyoda sinh năm 1913, anh em họ với Kiichiro Toyoda, là một trong những sáng lập viên của gia đình-Tập đoàn Toyota. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo chuyên ngành kỹ sư (1933-1936), ông về làm việc tại nhà máy sản xuất thiết bị dệt tự động Toyoda Automatic Loom Works - tiền đề cho sự ra đời của tập đoàn Toyota Motor - do các anh em họ Sakichi Toyoda và Kiichiro Toyoda sáng lập (1937) tại thành phố Nagoya. Vào năm 1938, Kiichiro đề nghị Eiji quản lý việc xây dựng một nhà máy mới cách Nagoya 32km về phía Đông. Đây là khu vực thị trấn Koromo – nơi sau này chính là địa danh huyền thoại của hãng xe Nhật: Toyota City

Vào năm 1950, Eiji TOYODA lúc bấy giờ vừa mới lên Tổng giám đốc của TOYOTA, đã cùng với một số giám đốc chủ chốt thực hiện chuyến nghiên cứu khảo sát các nhà máy ở Hoa Kỳ trong 12 tuần lễ.

Họ đã rất ngạc nhiên khi thấy kỹ thuật sản xuất hàng loạt ở Mỹ không thay đổi nhiều kể từ năm 1930

Bằng quan sát thực tế, EIJI TOYODA đã thấy sự lãng phí lớn từ việc sản xuất hàng loạt, tạo ra một lượng lớn thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho, phế phẩm và bán thành phẩm cũng như các lỗi ẩn trong những lô lớn sản phẩm. Toàn bộ nơi làm việc không được tổ chức tốt, và có vẻ mất khả năng kiểm soát. Trong đó có các xe nâng di chuyển hàng núi vật liệu ở khắp nơi, nhà máy trông giống như nhà kho nhiều hơn, ..

Không mấy ấn tượng trước những hình ảnh như vậy, EIJI TOYODA và các cộng sự đã nhìn thấy cơ hội bắt kịp nước Mỹ.

Ông đã bắt đầu bằng việc  nghiên cứu lại cuốn sách “Hôm nay và ngày mai “ của Henry Ford. Trong cuốn sách của mình, Ford đã nêu lên tầm quan trọng của việc tạo dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các quy trình và loại bỏ lãng phí. Nhưng thực tế lúc bấy giờ cho thấy, Công ty của Ông đã không luôn thực hiện những điều này

Kế thừa bài học của Henry Ford, cộng với việc nhìn thấy “Hệ thống kéo” được các siêu thị ở Mỹ sử dụng, Ở bất kỳ siêu thị hoạt động hiệu quả nào thì lượng hàng hóa trên kệ được bổ sung chính xác bằng số hàng hóa khách hàng vừa lấy đi. Nghĩa là việc sản xuất hoàn toàn phù hợp với số lượng vừa tiêu thụ.

TOYODA cũng trân trọng bài giảng về chất lượng của W.EDWARDS DEMING về việc nhận thức đáp ứng và đáp ứng vượt yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ của tổ chức. Deming cũng đưa ra nguyên tắc quá trình sau là khách hàng của quá trình trước và mở rộng khái niệm khách hàng bao gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài

TOYODA còn thực hiện cải tiến liên tục theo chu trình DEMING- PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Đo lường – Cải tiến)

Tất cả đã tạo nên hệ thống sản xuất TOYOTA (TPS – TOYOTA PRODUCTION SYSTEM).Hệ thống này tập trung vào việc sản xuất một dòng sản phẩm liên tục (one piece flow). Rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ lãng phí có trong từng công đoạn của quy trình sản xuất để đạt chất lượng tốt nhất mà chi phí thấp nhất cùng với mức an toàn và tình thần làm việc cao của tất cả mọi người.

Hệ thống sản xuất TOYOTA là một phương pháp quản trị sản xuất toàn diện của người Nhật, với các công cụ : sản xuất tức thời (JIT),cải tiến liên tục (KAIZEN), tự kiểm lỗi (JIDOKA), bình chuẩn hóa (HEIJUNKA). Từ đó giúp cắt giảm chi phí, giảm thiểu tồn kho hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất của máy móc đi đến góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Qua nhiều năm triển khai thực hiện, TOYOTA đã áp dụng TPS tại từng nơi sản xuất của mình mà không ghi thành tài liệu. Cho đến khi nhu cầu về việc huấn luyện TPS cho các đối tác cung ứng được đặt ra . Đến lúc đó FUJI đã cho xây dựng hình tượng một ngôi nhà chất lượng để biểu diễn hệ thống mô hình hoạt động và triết trị sản xuất chung của TOYOTA

 

Giảng viên: Hồng Nhung