0236.3650403 (128)

Hiệu quả đầu tư của Việt Nam so với các nước


Để đánh giá hiệu quả đầu tư  công của Việt Nam so với một số quốc gia khu vực châu Á, chúng ta so sánh hệ số ICOR của nước ta so với một số nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: ICOR Việt Nam và một số nước

Quốc gia

Giai đoạn

GDP(%)

Đầu tư /GDP

ICOR

Hàn Quốc

1961-1980

7.9

23.3

3.0

Đài Loan

1961-1980

9.7

26.2

2.7

Inđônêxia

1981-1995

6.9

25.7

3.7

Thái lan

1981-1995

8.1

33.3

4.1

Trung quốc

2001-2006

9.7

38.8

4.0

Việt Nam

2001-2006

7.8

39.1

5.1

Nguốn: World Bank

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2001-2006 vốn đầu tư/GDP của nước  ta  chiếm đến 39.1%, cao hơn so với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP  giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước, tuy nhiên hệ số ICOR lại cao hơn khá nhiều. Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2006 là 5,1 nghĩa là cần 5,1 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Đặc biệt, giai đoạn 2006-2010  tăng lên 10,52, tức là gấp khoảng 3,5 Hàn Quốc và Đài Loan giai đoạn 1961-1980, gấp 2,5 lần Thái Lan giai đoạn 1981-1995 và Trung quốc giai đoạn 2001-2006. Có nhiều nguyên nhân làm cho hệ số ICOR của Việt Nam cao, một trong các nguyên nhân đó là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao.Hệ số ICOR có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nếu như hệ số ICOR của nền kinh tế giai đoạn 1991-2000 tính theo giá hiện hành là 4,74 thì sang giai đoạn 2001-2010 hệ số này là 8,78%, tăng 1,85 lần.  Điều này một mặt cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

Huỳnh Lê Bảo Như