0236.3650403 (128)

KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN


Phạm Thị Thu Hương

1.Khái niệm

Khái niệm thị trường Bất động sản Việt Nam chỉ xuất hiện khi các giao dịch Bất động sản ra đời, tức là khi Bất động sản trở thành hàng hóa. Tuy nhiên không phải có giao dịch trao đổi, mua bán là có thị trường Bất động sản. Có khá nhiều khái niệm về thị trường bất động sản.

Khái niệm 1: Thị trường Bất động sản là nơi hình thành các quyết định về việc ai tiếp cận được Bất động sản đó được sử dụng như thế nào và vì mục đích gì.

Khái niệm 2: Thị trường Bất động sản là đầu mối thực hiện và chuyển dịch giá trị của hàng hóa Bất động sản.

Khái niệm 3: Thị trường Bất động sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như môi giới, tư vấn… giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lí nhà nước đối với thị trường Bất động sản có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh đối với thị trường Bất động sản.

2.Đặc điểm của thị trường bất động sản ở Việt Nam

Đặc điểm của thị trường Bất động sản là do một số đặc điểm của Bất động sản tạo nên những đặc thù riêng của thị trường bất động sản, khác với các đặc điểm của thị trường hàng hóa thông thường. Chính vì đặc thù riêng của Bất động sản mà nó tạo nên một thị trường Bất động sản có tính tách biệt của hàng hóa Bất động sản trong giao dịch với địa điểm giao dịch do đó các quan hệ giao dịch Bất động sản cần phải qua các khâu.

- Đàm phán cung cấp các thông tin cần thiết về Bất động sản giao dịch

- Kiểm tra tính thực tế và độ chính xác của thông tin

- Đăng ký pháp lý để xác định quyền của mỗi bên quan hệ giao dịch trên thị trường Bất động sản thường kéo dài trong một thời gian nhất định, do đó nó dễ gặp phải những biến động của thực tế như biến động về giá, chính sách củ nhà nước.

Thứ nhất: Thị trường Bất động sản là thị trường không hoàn hảo. Sự không hoàn hảo của thị trường này xác định khi đem ra so sánh với thị trường hàng tiêu dùng và thị trường của các tư liệu sản xuất khác

Thứ hai: Trên thị trường Bất đống sản, cung về hàng hóa Bất động sản phản ứng trễ hơn so với sự biến động về cầu và giá cả Bất động sản bởi việc tạo ra hàng hóa Bất động sản phức tạp, tốn nhiều thời gian và bắt đầu là việc tìm hiểu thông tin về đất đai, xin giấy làm thủ tục, xin giấy phép xây dựng, thiết kế, thi công … Sự phản ứng cung không kịp cầu sẽ dẫn đến sự biến động giá cả đòi hỏi nhà nước phải có những can thiệp nhất định để ổn định thị trường.

Thứ ba: Thị trường Bất động sản rất nhạy cảm, dễ biến động khi có sự biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tế cho thấy những cơn sốt nóng lạnh đã xảy ra theo nhịp độ tăng trưởng hoặc suy giảm của nền kinh tế. Những tác động đó đều ảnh hưởng đến hành vi mua bán trên thị trường.

Thứ tư: Thị trường Bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luât. Việc quản lí nhà nước đối với Bất động sản bằng pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn cho các giao dịch Bất động sản. Những thủ tục pháp lý cần thiết sẽ làm Bất động sản có giá trị hơn. 

Thứ năm: Bất động sản là một loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường bất động sản không phải là thị trường giao dịch bản thân BĐS mà là thị trường giao dich các quyền lợi chứa đựng trong Bất động sản