0236.3650403 (128)

KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG


Phạm Thị Thu Hương

1. KHÁI QUÁT VỀ VÀNG

1.1 Khái niệm

Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Là 1 kim loại quý, dùng để đúc tiền. Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức

1.2 Đặc điểm của vàng

a. Vàng là một kim loại quý

Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp bề ngoài sáng bóng; Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi mạch điện tử…; Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh.

b. Vàng là một hàng hóa đặc biệt

Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay  chưa  có  loại  tiền  nào  có  chức  năng  đầy  đủ  như  thế,  bao  gồm:  chức  năng  phương  tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.

c. Vàng là dự trữ Quốc gia

Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 130.000 tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.

2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

2.1 Trên thế giới

Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất ở Mỹ duy trì với mức thấp là những động lực chính. Theo các nhà phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn.            Điều này gây áp lực cho giới đầu tư và thôi thúc họ tiến về kim loại quý, trong đó vàng là một ví dụ điển hình. Giá vàng trong thời gian gần đây liên tục lập kỷ lục mới và đã tăng lên 24% năm 2009.

2.2 Trong nước

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một một tỷ USD vào năm 2009 nhưng do những yếu kém nội tại, nền kinh tế chưa thể bứt lên. "Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng thấp như trên", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) nhưng tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 5,2 - 5,3%, điều này sẽ dồn gánh nặng cho những năm tới nhằm đạt mục tiêu 7 - 7,5%. Cơ hội để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng vẫn còn nếu quá trình tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt, những điểm nghẽn được khắc phục.

2.3 Thị trường vàng

a. Tình hình khai thác vàng

Trên thực tế, chỉ còn khoảng 100.000 tấn vàng trong trữ lượng vàng đã được phát hiện của thế giới có thể được khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Mặt khác, sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu hàng năm khoảng 2.500 tấn. Như vậy, trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây.

b. Tình hình tiêu thụ vàng

Ước tính, khoảng 45% lượng vàng khai thác xong được làm trang sức và khoảng 40% dùng để đúc thành đồng xu, vàng miếng cho các ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư mua đi bán lại. Phần còn lại được dùng cho nhiều mục đích khác như sản xuất công nghiệp hoặc nha khoa.