0236.3650403 (128)

KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC TRONG TỔ CHỨC


1. Kiểm soát chiến lược là gì?

            Kiểm soát chiến lược là quá trình nhà quản trị thiết đặt các tiêu chuẩn và chỉ tiêu, đo lường, kiểm tra, đánh giá và tiến hành các hoạt động điều chỉnh các mục tiêu chiến lược (nếu có) nhằm giúp đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

2. Sự cần thiết của kiểm soát chiến lược trong tổ chức

            Để thấy được sự cần thiết của quá trình kiểm soát chiến lược, hãy xem xét cách thức mà kiểm soát chiến lược có thể giúp các nhà quản trị đạt được sự vượt trội về chất lượng, cải tiến, hiệu quả và đáp ứng khách hàng – bốn khối cơ bản tạo dựng lợi thế cạnh tranh của công ty.

§  Kiểm soát và hiệu quả:

Để xác định cách thức khai thác nguồn tài nguyên của mình hiệu quả đến mức nào, các nhà quản trị có thể đo lường một cách chính xac bao nhiêu đơn vị đầu vào cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Và một hệ thống kiểm soát chứa đựng các thước đo cho phép các nhà quản trị đánh giá xem họ đã sản xuất các sản phẩm/dịch vụ hiệu quả như thế nào, nhờ đó tìm ra cách thức sản xuất hiệu quả hơn.

Nếu không thực hiện việc kiểm soát, các nhà quản trị sẽ không biết được tổ chức của họ đang hoạt động tốt như thế nào và cách thức mà họ có thể thực hiện tốt hơn. Thực tế là các hiểu biết như vậy đang càng ngày trở nên quan trọng trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

§  Kiểm soát và chất lượng:

Kiểm soát tổ chức có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ bởi vì nó cho các nhà quản trị sự phản hồi về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh đó, giúp các nhà quản trị chiến lược tạo ra một hệ thống kiểm soát mà có thể kiểm soát chắc chắn chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và do đó họ có thể liên tục cải thiện chất lượng theo thời gian – điều đó tạo cho họ một lợi thế cạnh tranh. Quản trị chất lượng toàn bộ, một hệ thống kiểm soát trên toàn tổ chức có thể tập trung vào cải thiện chất lượng và giảm chi phí.

§  Kiểm soát và cải tiến:

Kiểm soát chiến lược cũng có thể làm tăng mức độ cải tiến trong tổ chức. Cải tiến thành công khi các nhà quản trị tạo ra một thiết đặt mang tính tổ chức trong đó thúc đẩy sự sáng tạo, quyền hành được tập trung hóa, do đó mọi người cảm thấy được tự do thử nghiệm và chấp nhận rủi ro.

§  Kiểm soát và đáp ứng khách hàng:

Các nhà quản trị chiến lược có thể giúp tổ chức của họ đáp ứng tốt hơn cho khách hàng nếu họ phát triển một hệ thống kiểm soát cho phép sự tiếp xúc giữa các nhân viên và khách hàng thực hiện tốt đến mức nào. Việc giám sát hành vi của các nhân viên có thể giúp các nhà quản trị tìm cách tăng mức độ thực hiện của nhân viên, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên, và tìm ra các thủ tục mới cho phép các nhân viên thực hiện công việc của họ tốt hơn. Và khi các nhân viên biết rằng các hành vi của họ bị giám sát, họ có thể tập trung hành động của họ hướng về khách hàng nhằm đáp ứng khách hàng tốt hơn.

Như vậy, qua sự phân tích ở trên thì kiểm soát chiến lược đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với nhà quản trị nói riêng và cho toàn bộ tổ chức nói chung. Cụ thể được thể hiện dưới đây:

§  Vai trò của kiểm soát chiến lược đối với nhà quản trị:

-         Giúp nhà quản trị có cái nhìn tức thời về tình hình hiện tại và khả năng thực hiện mục tiêu.

-         Xác định sự sai lệch, chiều hướng và mức độ sai lệch.

-         Xác định được nguyên nhân sai lệch.

-         Dự kiến các biện pháp để điều chỉnh hoạt động.

§  Vai trò của kiểm soát chiến lược đối với tổ chức:

-         Thay thế định hướng dài hạn.

-         Xác định lại ngành kinh doanh.

-         Gia tăng/giảm bớt các mục tiêu hoạt động.

-         Chỉnh sửa chiến lược.

-         Cải thiện thực thi chiến lược.

 

(ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)