0236.3650403 (128)

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NÓI “ANH BỊ SA THẢI!” (PHẦN 4)


3.     Hãy có mặt đầy đủ tại buổi thông báo

 Bạn phải có mặt ở đó vì nhà quản lý khác và cũng vì các nhân viên có tên trong đợt cắt giảm này. Ví dụ, công ty dự định đóng cửa một chi nhánh mà không hướng dẫn các giám đốc trong việc thông báo thông tin nhạy cảm này. Khi nhân viên của chi nhánh tập trung để nghe thông báo thì CEO lại không xuất hiện. Thay vào đó, ông ấy gửi cho giám đốc chi nhánh một hộp chuyển phát nhanh với những khoản thanh toán cuối cùng dành cho những nhân viên sa thải và không có hướng dẫn gì cả. Sau khi cố gắng gọi điện cho CEO mà không được, giám đốc chi nhánh, một người rất được sếp ưu ái đã mở chiếc hộp này và tuyên bố rằng “Hôm nay là ngày cuối cùng của tôi tại công ty và tôi cảm thấy thật ích kỷ, tôi đã lôi kéo các bạn theo tôi”. Cách thông báo này đã làm mất niềm tin của các nhân viên dành cho CEO. Chắc chắc câu chuyện này sẽ tiếp tục được kể lại vào những tháng sau, thậm chí vào những năm sau đó.

Nếu bạn quá bận, nên giúp các nhà quản lý cấp dưới bằng cách đưa cho họ bài phát biểu đã được viết sẵn. Bài phát biểu nên nói đến cả những sự kiện liên quan và giúp cho mọi người hiểu về những bước tiếp theo và những định hướng nghề nghiệp. Các nhà quản lý cấp dưới chỉ nên giải thích ít và hướng dẫn nhân viên đến gặp người tư vấn. Hãy giúp họ thảo luận về việc lựa chọn công việc và hướng mọi người tới những dịch vụ tìm việc và tư vấn việc làm khác.

4.     Cần phải định hướng

Câu hỏi mà mọi người thường hay đặt ra sau khi bị sa thải là “Bây giờ tôi phải làm gì ?”. Rất ít người có ngay hồ sơ xin việc trong tay và không tận dụng được mạng lưới săn việc. Vì vậy, bạn hãy định hướng cho họ và đưa ra những lời khuyên giúp họ lấy lại tinh thần. Như thế là bạn đang giúp đỡ họ vào thời điểm căng thẳng và khó khăn. Điều này cho và cho những người tiếp tục ở lại thấy rằng bạn đang đối xử với những người ra đi đầy tình người, chứ không chỉ là những người chỉ để bạn quản lý. Đồng thời, hày tạo cho họ cơ hội lấy lại tinh thần và thúc đẩy họ tướng tới tương lai của mình. Ví dụ, đừng để họ ra đi vào một chiều thứ sáu. Như thế thật kinh khủng vì họ sẽ có cả một kỳ nghỉ cuối tuần để gặm nhấm nỗi buồn này và sẽ không thể đi tìm việc cho tới sáng thứ hai.

Phỏng vấn để cắt giảm biên chế cũng có thể có ích nhưng tốt nhất là nên được tiến hành bởi bên thứ ba. Các nhân viên có thể cung cấp những thông tin giá trị mà họ không sẵn sàng chia sẻ với người trong công ty. Hay hỏi “Anh cảm thấy thế nào khi việc cắt giảm nhân lực diễn ra ?”. Họ sẽ có cơ hội trút nỗi niềm quanh vấn đề này.

Sau khi thông báo về việc cắt giảm biên chế được đưa ra, sẽ chẳng ai hứng thú để làm việc cả. Hãy cho mọi người không gian để giải quyết những gì đã xảy ra. Chấp nhận rằng bạn sẽ mất ít nhất một ngày làm việc và làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp mọi người đối mặt với những cảm xúc củKDa mình một cách nhanh chóng.

SÁI THỊ LỆ THUỶ - KHOA QTKD