LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI - PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
ĐỖ VĂN TÍNH
Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership) là phong cách lãnh đạo tập trung vào việc truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên, phát triển những cách thức mới và cải thiện con đường dẫn đến thành công trong tương lai. Những nhà lãnh đạo không chỉ tham gia vào quá trình, mà còn hỗ trợ mọi thành viên trong nhóm đạt được thành công.
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi kiểm soát các tình huống bằng cách truyền đạt tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của nhóm. Họ tỏ ra niềm đam mê với công việc và có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên, giúp họ cảm thấy được nạp lại năng lượng.
Mặc dù các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường được ngưỡng mộ, nhưng họ không tìm kiếm sự khen ngợi hay tán dương, bởi vì ưu tiên hàng đầu của họ là hành động cho lợi ích tốt nhất của tổ chức. Nên các quyết định được đưa ra từ họ đều dựa trên các giá trị, tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức.
Khái niệm về lãnh đạo chuyển đổi được đưa ra bởi chuyên gia về lãnh đạo và tác giả của tiểu sử về tổng thống James MacGregor Burns. Theo Burns, khả năng lãnh đạo Transformational thể hiện khi “người lãnh đạo và những người phục tùng giúp nhau tiến bộ vượt lên mức độ đạo đức và động lực cao hơn”. Sau đó, nhà nghiên cứu Bernard Bass đã mở rộng và phát triển những ý tưởng ban đầu của Burns. Theo Bass, lãnh đạo chuyển đổi có thể được xác định dựa trên ảnh hưởng của nó đối với những người theo sau. Ông đề xuất rằng các nhà lãnh đạo sẽ thu hút sự tin tưởng, tôn trọng và ngưỡng mộ từ những người theo họ. Mặc dù lý thuyết của Bass đã được phát triển từ những năm 70, nhưng vẫn được coi là một mô hình lãnh đạo hiệu quả được áp dụng cho đến ngày nay. Phong cách lãnh đạo này không bao giờ lỗi thời, nó chỉ thay đổi tùy theo môi trường mà nó được sử dụng.
Đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi
Theo Bass, những đặc điểm của phong cách này bao gồm:
• Khả năng khuyến khích mọi người đổi mới, sáng tạo và không ngừng học hỏi.
• Là người chủ động giải quyết các vấn đề và sẵn sàng chịu trách nhiệm.
• Truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm để mọi người phát triển theo hướng tích cực.
• Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng cách khuyến khích nhân viên hướng tới lợi ích chung thay vì tập trung vào lợi ích cá nhân.
• Họ là người luôn công bằng, chính trực và là tấm gương tiêu chuẩn đạo đức để mọi người cũng phải làm như vậy.
• Cung cấp huấn luyện và hỗ trợ nhân viên, đồng thời cho phép họ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
• Tập trung vào sự hợp tác, giao tiếp cởi mở và tính xác thực.
• Lắng nghe tích cức
• Khả năng thích ứng
• Tư duy cởi mở
Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Ưu điểm
• Cách tiếp cận quản lý linh hoạt, nơi nhân viên được khuyến khích tự do thử nghiệm và đề xuất ý tưởng mới cũng như phương pháp tiếp cận sáng tạo.
• Nhân viên được khuyến khích tạo ra giá trị cho tổ chức hơn là chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ.
• Nhiều ý tưởng và phương pháp mới thường xuất phát từ người thực hiện công việc.
• Phong cách này thích hợp với môi trường kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng hoặc có khả năng thích ứng với sự thay đổi và chỉ huy tổ chức vượt qua thách thức.
• Xây dựng niềm tin và gắn kết giữa các thành viên trong nhóm qua việc trò chuyện cởi mở, tôn trọng nhau.
• Với một môi trường làm việc tích cực, nhà lãnh đạo thường hỗ trợ, động viên nhân viên nhằm tăng cường hiệu suất làm việc và đạt được kết quả vượt trội cho công ty.
Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm ở trên ra, phong cách này cũng có một số nhược điểm thường thấy, cơ thể:
• Nếu tầm nhìn quá rộng lớn, nhân viên có thể kiệt sức, chán nản trong quá trình cố gắng thực hiện hoặc họ không thích nghi được.
• Luôn tồn tại nguy cơ nhân viên sẽ không đồng ý với tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Điều này không đồng nghĩa rằng họ sẽ không thực hiện công việc của mình, mà có thể khi thực hiện nó sẽ không hiệu quả.
• Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có.
• Không phù hợp với các tổ chức đang trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc cần sự ổn định.
• Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào nhà lãnh đạo, nếu nhà lãnh đạo rời đi sẽ khó khăn trong việc duy trì sự phát triển.
• Để tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình đào tạo nhân viên.
Hiểu được những vấn đề này, Học Viện PMS có tổ chức các chương trình đào tạo public cho nhân viên hay đào tạo tại doanh nghiệp với mức giá cực tốt cho doanh nghiệp. Nếu quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline/fanpage để được hỗ trợ chi tiết.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch
Lãnh đạo chuyển đổi thường đối lập với lãnh đạo giao dịch, cụ thể:
• Cách tiếp cận lãnh đạo giao dịch tập trung thúc đẩy cấp dưới qua việc sử dụng phần thưởng và hình phạt.
• Cách tiếp cận chuyển đổi tập trung vào giao tiếp, truyền cảm hứng và củng cố tích cực, các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ giám sát hiệu suất, tạo ra các thói quen để tối đa hóa hiệu quả.
Mặc dù cách tiếp cận giao dịch có thể có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng nó không thúc đẩy lòng trung thành, sự đổi mới hoặc tính sáng tạo của nhân viên.
Bảng so sánh Lãnh đạo chuyển đổi và Lãnh đạo giao dịch
Lãnh đạo chuyển đổi |
Lãnh đạo giao dịch |
- Tạo động lực bằng khen thưởng và phạt; - Tập trung vào cam kết; - Có mục tiêu dài hạn; - Sử dụng phần thưởng bên trong như khen ngợi, được tôn vinh,… |
- Tạo động lực bằng nhiệt tình và truyền cảm hứng; - Tập trung vào việc tuân thủ; - Có mục tiêu ngắn hạn; - Sử dụng phần thưởng bên ngoài như tiền bạc, khuến mãi,… |
Qua phân tích phong cách lãnh đạo chuyển đổi, hi vọng rằng chúng ta sẽ biết cách áp dụng các nguyên tắc và kỹ năng của kiểu lãnh đạo này để có thể tạo ra giá trị mới cho tổ chức, khách hàng và cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thái Trí Dũng, 2003. Tâm lý học quản trị kinh doanh. Nhà XB Thống kê.
- Lê Anh Khang, 2013. Nghiên cứu phong cách lãnh đạo chuyển đổi: Sự tín nhiệm và gắn kết tổ chức trong bối cảnh Việt Nam. Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TPHCM. Số 4 (32), trang 50 – 59.
- Ao Thu Hoài, 2013. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và hành vi nhân viên: Kiểm chứng tại các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế học. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- MSEd, K.C. How transformational leadership can inspire others 2023
- “Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số" của nhà quản trị Mỹ - Shane Green, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản tháng 5/2020.