0236.3650403 (128)

LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÂM NHẬM VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI (Phần 2)


LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÂM NHẬM VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

(Phần 2)

 

3.      Chiến lược nhượng quyền thương mại (franchising)

Chiến lược nhượng quyền thương mại cũng có những ưu điểm tương tự như chiến lược cấp phép. Công ty được nhượng quyền chịu phần lớn chi phí và rủi ro liên quan đến việc thành lập các cơ sở ở nước ngoài, do đó người nhượng quyền chỉ phải tốn thêm nguồn lực vào các vấn đề như tuyển chọn, tập huấn, hỗ trợ và quản lý công ty được nhượng quyền.Trong nhiều trường hợp, các công ty nước ngoài được nhượng quyền không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn và sự phù hợp đối với sản phẩm được nhượng quyền, đặc biệt là khi văn hóa bản địa của nước đó không nhấn mạnh đến các vấn đề về chất lượng của sản phẩm.

4.      Xây dựng chi nhánh tại một thị trường nước ngoài

Các công ty muốn kiểm soát trực tiếp tất cả các phương diện trong quá trình kinh doanh ở thị trường nước ngoài có thể xem xét thành lập một chi nhánh thuộc sở hữu của chính công ty, thông qua việc mua công ty nước ngoài hoặc tự mình thành lập công ty ở nước ngoài từ ban đầu.

Vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp muốn mua lại các công ty nước ngoài thường phải cân nhắc đó là nên mua lại một công ty bản địa đang thành công hay là mua lại một công ty yếu hơn với một mức chi phí bỏ ra thấp hơn.

5.      Sử dụng liên minh chiến lược và liên doanh quốc tế để xây dựng sức mạnh cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài

Liên minh chiến lược, liên doanh và các thỏa thuận hợp tác với nước ngoài khác là một phương pháp hiệu quả và hứa hẹn thành công để thâm nhập thị trường nước ngoài hoặc tăng cường tính cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế. Các công ty của Nhật Bản và Mĩ đều rất chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác châu Âu để thành lập nên các liên minh chiến lược để củng cố năng lực cạnh tranh của mình tại 27 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) và nắm bắt được cơ hội thâm nhập vào thị trường các quốc gia Đông Âu. Nhiều công ty Mĩ và châu Âu khác cũng đang liên minh với các công ty châu Á để tiếp cận thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái lan và các nước châu Á khác. Thị trường Mĩ cũng thu hút rất nhiều liên minh giữa các công ty nước ngoài để tạo ra một chỗ đứng tốt hơn tại quốc gia này.

Điểm hấp dẫn thứ hai của các liên minh chiến lược xuyên biên giới là có thể nắm bắt được tính kinh tế trong quy mô sản xuất và/hoặc marketing.

Động lực thứ ba đối với liên minh chiến lược là việc san bằng khoảng cách trong chuyên môn kĩ thuật và/hoặc sự am hiểu về thị trường nội địa (như la thói quen mua bán và sở thích về sản phẩm của người tiêu dùng, tập quán địa phương và tương tự).

Động lực thứ ba đối với liên minh chiến lược là chia sẻ cơ sở vật chất trong phân phối và mạng lưới bán hàng để tăng cường sức mạnh của đôi bên trong việc tiếp cận khách hàng.

Lợi ích thứ năm của liên minh chiến lược là có thể giúp công ty tập trung hơn nữa sức mạnh cạnh tranh sang đối thủ; cùng hợp tác để thu hẹp khoảng cách với các công ty dẫn đầu.

Tác nhân thứ sáu khiến cho các công ty sử dụng liên minh chiến lược đó là giúp dễ tiếp cận với các quan chức chính phủ quan trọng và thiết lập những mối quan hệ với chính phủ quốc gia nước ngoài tốt hơn.

Cuối cùng, liên minh chiến lược đặc biệt hữu ích khi các công ty trên thế giới mong muốn đạt được một thỏa thuận chung về các tiêu chuẩn kĩ thuật quan trọng – như các tiêu chuẩn đối với các thiết bị của máy tính cá nhân, công nghệ Internet, TV độ phân giải cao và điện thoại di động.

 (ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)