0236.3650403 (128)

Một số dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế năm 2023 (Phần 2)


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm, tuy nhiên Điểm tích cực là vốn FDI đăng ký mới tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký. Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh là những địa phương thu hút vốn FDI mới lớn nhất. Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng sẽ giúp vốn FDI cấp mới phục hồi trong các tháng tới khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn biên giới và đường bay. FDI đăng ký cấp mới từ đầu năm đạt 1,76 tỷ USD (tăng 1,79%)

Đầu tư công

Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước trong quý 1: Ước đạt gần 30 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động giải ngân chủ yếu là các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục ảnh hưởng tiến độ thực hiện chung. Đối với các dự án mới, Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm như: cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, vành đai 3 TP. HCM, vành đai 4 Hà Nội kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Đối với các dự án thi công, 3 dự án cao tốc đang được tập trung giải ngân và đã đưa vào sử dụng trong tháng 4/2023.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp

Số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại: 37,9 nghìn doanh nghiệp (-11,2% so với cùng kỳ năm 2022). Ngoài ra, số doanh nghiệp rút lui: 51,4 nghìn DN (+14,5% so với cùng kỳ 2022). Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tập trung ở các nhóm dịch vụ lưu trú ăn uống và giảm ở nhóm bất động sản. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn trong Q2 khi thị trường vẫn khó khăn.

Chỉ số PMI

Chỉ số PMI tháng 5 (theo IHS Markit) đạt 51,2 điểm – tăng so với tháng 4 và vượt ngưỡng trung tính 50 điểm sau ba tháng. Chỉ số PMI tăng trở lại do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu tiên trong bốn tháng. PMI cho thấy tín hiệu phục hồi nhẹ các hoạt động sản xuất khi nhu cầu cải thiện. Tình hình sản xuất các tháng tới có thể bớt xấu đi nhờ việc Trung Quốc tái mở cửa và dấu hiệu suy thoái ở Châu Âu và Mỹ ít nghiêm trọng hơn dự kiến, niềm tin kinh doanh tiếp tục tăng cao trong 4 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, chi phí đầu vào tăng nhanh khiến giá cả hàng hóa tăng sẽ gây áp lực lạm phát.

ThS. Mai Xuân Bình – Khoa QTKD