0236.3650403 (128)

NĂM NGUYÊN TẮC CỐT LÕI CỦA TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG (phần 3)


Nguyên tắc 3: Thông tin là cơ sở ra quyết định

Hầu hết chúng ta thu thập thông tin trước khi ra quyết định. Quyết định càng quan trọng chúng ta càng thu thập nhiều thông tin hơn. Hãy nghĩ về sự khác biệt khi mua một chiếc bánh mì kẹp 5 đô và một chiếc xe hơi 10.000 đô. Bạn sẽ chắc chắn dành nhiều thời gian so sánh những chiếc xe hơn là những chiếc bánh.

Điều gì đúng cho chiếc bánh và cái xe cũng đúng cho tài chính. Đó là thông tin là cơ sở ra quyết định. Thật sự, việc thu thập và xử lý thông tin là nền tảng của hệ thống tài chính. Ở chương 11, chúng ta sẽ học làm thế nào các định chế tài chính như ngân hàng bơm vốn từ những người tiết kiệm sang những nhà đầu tư. Trước khi một ngân hàng cho vay, một nhân viên tín dụng sẽ điều tra những điều kiện tài chính của khách hàng cá nhân hay công ty muốn vay. Ngân hàng muốn cung cấp món vay cho người vay có chất lượng cao nhất. Vì vậy họ giành thời gian khá lớn cho việc thu thập thông tin đủ để định giá sức khỏe tín dụng của một hồ sơ vay.

Để hiểu vấn đề hơn bạn phải đối mặt với hai bên trong bất kì một giao dịch tài chính nào, ví dụ như cầm cố nhà. Trước khi vay, người môi giới cầm cố kiểm tra tình hình tài chính của người đi vay và nghiên cứu giá trị ngôi nhà để đảm bảo người đi vay có thể chi trả tiền hàng tháng và tài sản có giá trị hơn món vay. Và trước khi người môi giới chuyển giao vốn cho người bán, chủ nhà mới phải chi trả bảo hiểm chống hỏa hoạn. Tất cả những yêu cầu phát sinh từ thực tiễn rằng người cho vay không biết nhiều về người đi vay và muốn đảm bảo món vay sẽ được chi trả. Khi người cho vay thất bại trong việc đánh giá sức khỏe tín dụng một cách hợp lý, họ kết thúc bằng nhiều người đi vay hơn không thể trả lại món vay trong tương lai. Những sai lầm lớn như vậy là yếu tố quan trọng trong làn sóng phạm pháp và vỡ nợ về cầm cố ở Mỹ mà được dự báo trước cho khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009.

Thông tin cũng giữ một vai trò quan trọng trong những phần khác của hệ thống tài chính. Ở chương 2 và 3, chúng ta sẽ thấy nhiều loại giao dịch được sắp xếp để người mua không cần phải biết bất cứ điều gì về người bán. Khi những người bán buôn chấp nhận tiền mặt, họ không cần lo lắng về sự nhận biết về khách hàng đó. Khi cổ phiếu trao tay, người mua không cần biết bất cứ thứ gì về người bán hoặc ngược lại. Trao đổi cổ phiếu được tổ chức để loại bỏ sự cần thiết cho việc thu thập thông tin tốn kém, làm cho việc trao đổi chứng khoán dễ dàng hơn. Bằng cách này hay cách khác, thông tin là chìa khóa của hệ thống tài chính.

CH. Lê Nguyễn Ngọc Quyên – Khoa QTKD

Nguồn: Stephen G.Cecchetti & Kermit L.Schoenholtz, Money, banking, and financial markets (3rd edition), page 6