0236.3650403 (128)

NĂM NGUYÊN TẮC CỐT LÕI CỦA TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG (phần 4)


Nguyên tắc 4: Thị trường định giá và phân phối nguồn tài nguyên

Thị trường là cốt lõi của hệ thống kinh tế. Chúng là nơi, hữu hình hoặc vô hình, mà người mua và người bán gặp nhau, nơi các công ty phát hành cổ phiếu và trái phiếu, và là nơi cá nhân mua tài sản. Thị trường tài chính rất cần thiết cho nền kinh tế, khơi thông nguồn vốn của nó và tối thiểu hóa chi phí thu thập thông tin và thực hiện giao dịch. Thực sự, thị trường tài chính phát triển cao là điều kiện tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của một nền kinh tế khỏe mạnh. Thị trường tài chính của một đất nước càng phát triển bao nhiêu, đất nước đó càng lớn mạnh nhanh bấy nhiêu.

Lý do cho sự kết nối giữa thị trường và sự lớn mạnh là thị trường định giá và phân phối nguồn tài nguyên. Thị trường tài chính thu thập thông tin từ lượng lớn những cá nhân tham gia và tổng hợp nó vào 1 loạt giá thông báo cái nào có giá trị cái nào không. Vì vậy, thị trường là nguồn thông tin. Bằng việc đính kèm giá với những cổ phiếu và trái phiếu khác nhau, chúng cung cấp cơ sở cho việc phân phối vốn.

Để nhìn thấy làm thế nào giá trên thị trường tài chính phân phối vốn, hãy nghĩ về một công ty lớn đang mong ước được tài trợ vốn cho nhà máy mới trị giá cả trăm đô la. Để huy động vốn, công ty có thể đi trực tiếp đến thị trường tài chính và phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Mức giá mà nhà đầu tư sẵn lòng trả càng cao trên thị trường thì ý tưởng sẽ càng hấp dẫn, và công ty sẽ có khả năng phát hành chứng khoán để huy động vốn cho đầu tư.

Chúng ta sẽ liên hệ đến thị trường tài chính xuyên suốt cuốn sách này. Trong khi trọng tâm cơ bản nằm ở phần 2 là bản chất của những công cụ tài chính, chúng ta cũng sẽ học về thị trường nơi mà chúng được mua bán. Chương 6 đến chương 10 mô tả thị trường cho trái phiếu, cổ phiếu, công cụ phái sinh và ngoại tệ.

Quan trọng là thị trường tài chính không tự phát triển bởi chính nó, ít nhất là không lớn và trôi chảy như chúng ta thấy chúng hoạt động ngày nay. Thị trường giống như sở giao dịch chứng khoán New York, nơi hàng tỉ cổ phần cổ phiếu được trao tay mỗi ngày, yêu cầu những quy định để làm việc hiệu quả, giống như quyền lực để giữ trật tự chúng. Nếu không chúng sẽ không thực hiện chức năng. Cho những ai sẵn lòng tham gia thị trường, họ phải cảm thấy sự công bằng. Nó tạo ra vai trò quan trọng của chính phủ. Những nhà quản lý và làm luật thị trường sẽ thi hành luật và phạt những ai vi phạm chúng. Khi chính phủ bảo vệ nhà đầu tư, thị trường tài chính hoạt động tốt và ngược lại.

Cuối cùng, ngay cả thị trường phát triển tốt cũng có thể sụp đổ. Khi chúng làm những thứ tương tự như những gì diễn ra trong khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 – cả hệ thống tài chính có thể rơi vào rủi ro. Vì vậy, ngày nay chính phủ phải giữ vai trò khuyến khích các hoạt động lành mạnh của thị trường.

ThS. Lê Nguyễn Ngọc Quyên – Khoa QTKD

Nguồn: Stephen G.Cecchetti & Kermit L.Schoenholtz, Money, banking, and financial markets (3rd edition), page 7