0236.3650403 (128)

“NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”


ĐỖ VĂN TÍNH
 
 
Hiện nay, trên địa bàn Tp.Đà Nẵng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng thuỷ sản xuất khẩu không cao, thậm chí còn rất thấp so với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản của các nước trong khu vực, do sản xuất thủy sản thiếu bền vững, chất lượng con giống thấp, tỷ lệ sống không cao, luôn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm; cơ cấu sản phẩm chế biến chưa hợp lý, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu, xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng thấp; sản phẩm có chất lượng chưa cao, thiếu tính cạnh tranh, sản phẩm xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian, giá thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước  trong khu vực; … Điều này, làm cho GTGT của các doanh nghiệp từng khâu trong chuỗi cung ứng hàng thuỷ sản  xuất khẩu trên địa  bàn Tp.Đà Nẵng  rất thấp,  làm  ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vậy, việc nâng cao giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần sớm được giải quyết để ở từng công đoạn trong chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng thủy sản.
Tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong thời gian qua
Sản xuất nuôi trồng của thủy sản trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng năm 2021 đạt 4.413 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong toàn giai đoạn 2017-2021 là 17,11%.
Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Đà Nẵng năm 2021 trong những năm qua liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 12,7%/năm. Năm 2020, tổng sản lượng thủy sản chỉ đạt 14.635 tấn, tăng 1,26% so với năm 2019. Năm 2021 với tổng sản lượng thủy sản 20.124 tấn tăng 1,37% so với năm 2020; trong đó, khai thác 19.000 tấn, nuôi trồng 1.124 tấn. Nhìn chung xu hướng tăng sản lượng thủy hải sản của Đà Nẵng trong thời gian qua phù hợp với xu hướng chung của thành phố đang phát triển so với các thành phố khác trong khu vực. Có thể nói mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Đà Nẵng đạt 12,7% trong thời gian qua là đáng khích lệ.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của trên địa bàn Tp.Đà Nẵng
Đối với mặt hàng thuỷ sản đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của địa phương (năm 2021 nhóm hàng này chiếm tỷ trọng 28,89% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn).
Bảng - Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm của TP Đà Nẵng
Đơn vị tính: 1000 USD

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

2020

2021

Tổng kim ngạch XKTP

235.326

249.030

260.824

309.824

346.009

Kim ngạch XKTS

85.000

87.389

88.639

93.100

99.943

Tỷ trọng XKTS trong cơ cấu KNXk thành phố

36,12

35,09

33,98

30,01

28,89

(Nguồn: Vasep 2021)
Về tỷ trọng thì có phần giảm, do thành phố đang mở rộng và khuyến khích đầu tư nhiều ngành nghề phát triển và kim ngạch của thành phố cũng tăng dần đều. Chứng tỏ Đà Nẵng đầu tư đúng hướng và đang phát huy tốt vai trò xuất khẩu. Sự giảm dần tỷ trọng thuỷ sản tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhiều khu vực đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho xuất khẩu thu hút nhiều lao động như dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... Có thể nói, hoạt động xuất khẩu đang được coi là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuỷ sản luôn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của thành phố và một trong những mũi nhọn chủ lực đóng một vai trò quan trọng của nguồn thu ngoại tệ rất lớn và tạo công ăn việc làm cho ngưòi lao động đồng thời góp phần thay đổi trang thiết bị công nghệ cho Ngành hải sản trên địa bàn Tp.Đà Nẵng.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản TP. Đà Nẵng
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản TP Đà Nẵng
- Sản phẩm tôm. Trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tôm ngày càng trở thành sản phẩm chủ lực. Do nhu cầu ngày càng tăng nhưng sản lượng đánh bắt ngày càng ít đi, chính vì vậy tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Tp.Đà Nẵng. Năm 2020 sản lượng sản phẩm tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng 46,38% sản lượng, đạt 54 triệu USD giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2021, giá tôm giảm mạnh nhưng sản lượng tôm xuất khẩu trong năm vẫn tăng, đạt 4.600 tấn với giá trị 72 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,61% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
- Sản phẩm cá. Cá đông lạnh tuy có tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu của cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Thành phố có chiều hướng giảm dần từ 18,7% năm 2020 xuống còn 14,24% năm 2021.
- Nhuyễn thể. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Eu mặt hàng này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng nguồn nguyên liệu hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, nên mức tăng trưởng không cao. Nếu Nhà nước có chính sách quản lý chặt chẽ hạn chế được đánh bắt bừa bãi thì khả năng nhuyễn thể không bị cạn kiệt và phát triển mạnh.
- Sản phẩm hàng khô. Mặt hàng khô là thế mạnh của thành phố như: Cá Bò khô tẩm gia vị các loại, ruốc khô, mực khô, mực xà... ngày càng được nâng cao trong tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản, sự tăng nhanh về sản lượng và giá trị do hàm lượng công nghệ của sản phẩm được thay đổi theo qui trình hiện đại.Mặt hàng ăn liền, mặt hàng giá trị gia tăng, hàng IQF tăng trưởng cả về giá trị và số lượng lẫn chủng loại. Cơ cấu sản phẩm ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường (vừa tươi sống,an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn liền và tiện lợi) phù hợp với thị trường thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ.
Qua tổng kết tình hình XKTS của các doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư đúng mức về thiết bị và đi đúng qui trình từ khâu thu mua nguyên liệu, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là qui trình HACCP, tiến dần đến ISO 9000, đều có sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhanh, thị trường được mở rộng và thị phần được nâng lên. Cụ thể như Công Ty Thuỷ sản Thương Mại Thuận Phước, Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản số 10, Công Ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang thuộc Seaprodex Đà Nẵng.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản TP Đà Nẵng
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng ngày càng được mở rộng, và nay đã có mặt trên 20 quốc gia. Việc mở rộng thị trường đã giảm phần lệ thuộc vào các thị trường truyền thống và hạn chế việc rủi ro do sự biến động thị trường hải sản của các nước, cũng như sức ép từ chính sách giá bảo hộ mậu dịch tự do cạnh tranh của một số nước đưa ra gần đây.
Thị trường thuỷ sản Đà Nẵng chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh ngày càng được nâng cao, đã xâm nhập vào được các thị trường khó tính như: EU, Mỹ. Hàng thuỷ sản Đà Nẵng chủ yếu xuất sang Nhật (đây là thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng) chiếm 49,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2017 và đến năm 2021 giảm xuống còn 42,4% bên cạnh đó thị trường Mỹ: sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu tăng từ 19,4 % năm 2017 lên 22,2 % năm 2021. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng ngày càng cố gắng đưa sản phẩm thuỷ sản ngày càng tiến sâu vào thị trường Mỹ khó tính nhưng đầy tiềm năng này với những sản phẩm chất lượng cao, chủng loại phong phú, đa dạng.
Thị trường EU: Là thị trường lớn có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản đa dạng có chất lượng và tiêu chí đầu tiên phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cao, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là dư lượng kháng sinh. Là thị trường khó tính luôn yêu cầu công nghệ chế biến rất cao, mức tiêu thụ bình quân đầu người vào những năm cao nhất là 80kg/người /năm. Bình quân nhập khẩu mỗi năm là 2.745.000 tấn sản phẩm thuỷ sản các loại. Hiện nay là một thị trường lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tính đến 2017 đã có 6/10 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Thành phố đã được thanh tra thú y EU cấp giấy phép vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm tăng về giá trị từ 2,451 triệu USD năm 2014 lên đến 6,025 triệu USD năm 2021.
Hình 1.1- Thị trường xuất khẩu thủy sản Tp. Đà Nẵng năm 2021
(Nguồn: Vasep-năm 2021)
Thị trường Mỹ: Đây là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ thuỷ sản. Là thị trường đầy tiềm năng, với sức mua lớn, giá cả tương đối cao và ổn định so với các thị trường khác, có xu hướng tăng dần so với mặt hàng tôm sú cở lớn (16-20 pound trở lên). Hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ so với thị trường Nhật giá cao hơn và tăng nhanh. Năm 2017 chiếm 16,2% tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (4.784 triệu USD) đến năm 2021 đạt được 22,2% về tỷ trọng tương ứng với 10,007 triệu USD về giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố vào thị trường này.
Thị trường Nhật: Đây là thị trường truyền thống của Thành phố Đà Nẵng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mức tiêu thụ hàng thuỷ sản trên đầu người Nhật có sự giảm sút, người dân có hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm có giá trị thấp hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nhà nước tăng thuế nhập khẩu với các quốc gia xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Nhật. So với năm 1998 thì năm 1999 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật có tăng nhưng thấp và giảm dần vào những năm sau, đến năm 2017 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tuy có cao về số lượng nhưng về tỷ trọng lại bị giảm xuống còn 50,1% và năm 2021 giảm 42,4%. Những sản phẩm tiêu thụ chính mà Đà Nẵng xuất khẩu vào thị trường Nhật gồm: Tôm đông lạnh các loại, hàng tươi sống, hàng khô các loại và cá ngừ đại dương.
Thị trường Hàn Quốc: Những sản phẩm hải sản khô các loại như cá bò khô, mực khô, cá cơm mờm, ruốc khô... được người tiêu dùng Hàn Quốc rất thích. Hàng năm Đà Nẵng xuất vào thị trường này giá trị từ 2 - 3 triệu USD.
Thị trường Trung Quốc: Tuy thị trường lớn và dễ tính nhưng hàng thuỷ sản nước ta vào thị trường này còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Hiện nay quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế giữa hai nước còn gặp nhiều khó khăn, hàng thuỷ sản chủ yếu đi bằng đường tiểu ngạch, qua biên giới và bán buôn với các tỉnh Đông Nam còn các tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc hàng thuỷ sản nước ta còn rất ít. Các loại sản phẩm chủ yếu Mực khô đen (Mực Xà) và các loại nguyên liệu tươi sống dưới dạng ướp đá. Riêng thị trường Tây Nam Trung Quốc xa biển và mức thu nhập còn thấp, dân số đông, đây cũng là thị trường đầy tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác triệt để, sản phẩm thị trường này tiêu thụ là các mặt hàng khô và các loại cá nỗi nhỏ ở Miền Trung trong đó có Đà Nẵng.
Thị trường Đông Nam Á: Thị trường này chủ yếu nhập sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên liệu thô, giá trị trên một đơn vị sản phẩm rất thấp, thị trường này thu hút khá lớn nguồn nguyên liệu có chất lượng sản phẩm không khắt khe, phù hợp với vùng nguyên liệu miền Trung và của Đà Nẵng. Thị trường này mua nguyên liệu thô và chế biến cùng cạnh tranh xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Hiện nay giá trị xuất khẩu vào thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố.
Thị trường khác: Các thị trường mà các doanh nghiệp đang chuẩn bị để hướng tới trong tương lai như: Trung Đông, Nga, Đông Âu, và châu Phi... Các sản Phẩm cá nổi như cá trích, cá nục, cá khô, và một số loài cá đóng hộp rất thuận lợi vào thị trường châu Phi đầy tiềm năng với nhu cầu rất lớn hàng năm khoảng 800.000 tấn, nhưng là thị trường thuỷ sản ít tiền.
GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn TP Đà Nẵng
Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu
Doanh nghiệp sản xuất giống
Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng, toàn thành phố có hơn 200 trại sản xuất giống thuỷ sản được tập trung ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố, trong đó có các quận như: Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hòa Vang,…Các doanh nghiệp sản xuất giống của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đều đảm bảo yêu cầu về đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản theo 3 chỉ tiêu, đó là chỉ tiêu cảm quan (trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm); chỉ tiêu hóa học (qui định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amôniắc, độ pH trong một gam sản phẩm); chỉ tiêu vi sinh (qui định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn hóa khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Ecôli, Coliforime...).
Về thức ăn công nghiệp. Với năng lực sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản của Đà Nẵng hiện nay không những đáp ứng đủ cho phong trào nuôi trồng thủy sản Đà Nẵng đến 2030, mà còn cung ứng một phần nhu cầu thức ăn cho nghề nuôi trồng thủy sản các tỉnh bạn trong nước. Tuy nhiên, Đà Nẵng là trung tâm cung cấp thức ăn cho khu vực miền Trung và cả nước, đủ sức cạnh tranh với các loại thức ăn nhập ngoại. Trong giai đoạn này thành phố đã tiến hành đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Năm 2021 công suất ngành sản xuất thức ăn công nghiệp của Đà Nẵng phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt 50.000 tấn/năm.
Doanh nghiệp nuôi trồng
Sản lượng năm 2021 đạt 1.060 tấn (trong đó tôm Sú 520 tấn, cá nước ngọt 540 tấn), tăng1,69 lần so năm 2020. Từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TW, nghề nuôi mới được chú ý đầu tư, và trở thành một trung tâm phát triển toàn diện nghề nuôi nhất là nuôi tôm Sú và cá nước ngọt như cá Ba Sa,Cá rô phi đơn tính...Riêng trong việc sản xuất tôm sú giống và thức ăn nuôi tôm tại chổ, với trên 200 trại sản xuất và cung cấp 1,2 >1,5 triệu con giống P15 cho các doanh nghiệp nuôi tôm cả nước.
Đà Nẵng vừa có sông, vừa có biển nên rất phát triển công việc nuôi trồng thuỷ sản trên 3 loại mặt nước: Mặn, lợ, và ngọt, qua đó 1.500 lao động được giải quyết công ăn việc làm và mức thu nhập so với ngành nghề nông khác tăng từ 4 đến 10 lần, sử dụng hợp lý các tài nguyên mặt nước hiện có, góp phần tạo ra giá trị sản lượng 24 > 25 tỉ đồng/ năm, đóng góp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2021, trên địa bàn Thành phố có 427 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến thuỷ sản là 15 doanh nghiệp và 09 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.Với chủ trương của Thành phố đẩy mạnh, phát triển nghề cá theo hướng hiện đại, tập trung phát triển hậu cần nghề cá nên Thành phố đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, với qui mô 60 ha, đáp ứng cho 20 doanh nghiệp qui mô lớn, đến nay có 11/15 doanh nghiệp chế biến đã đầu tư và vào hoạt động tại khu công nghiệp.
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước có 05 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp TW, doanh nghiệp địa phương là 02 doanh nghiệp,  doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 01 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH là 09 doanh nghiệp, chủ yếu là mới thành lập sau năm 2021, nhờ chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố, trong đó có 02 doanh nghiệp mới thành lập và đưa vào hoạt động năm 2021. 
Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu
Kết quả nghiên cứu có được từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng, Sở Công thương Tp.Đà Nẵng và theo Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam tại Đà Nẵng, thì việc nâng cao GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn TP Đà Nẵng được đánh giá cụ thể như sau:
Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cá
Cá đông lạnh tuy có tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu của cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của thành phố có chiều hướng giảm dần từ 18,7% năm 2019 xuống còn 14,1% năm 2021.
Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tôm
Trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tôm ngày càng trở thành sản phẩm chủ lực. Do nhu cầu ngày càng tăng nhưng sản lượng đánh bắt ngày càng ít đi, chính vì vậy tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Đà Nẵng. Năm 2020 sản lượng sản phẩm tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng 16,5% sản lượng, chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2021, giá tôm giảm mạnh nhưng sản lượng tôm xuất khẩu trong năm vẫn tăng, đạt 3.275 tấn với giá trị 27,462 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.
Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nhuyễn thể
Sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Eu mặt hàng này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng nguồn nguyên liệu hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, nên mức tăng trưởng không cao. Nếu Thành phố có chính sách quản lý chặt chẽ hạn chế được đánh bắt bừa bãi thì khả năng nhuyễn thể không bị cạn kiệt và phát triển mạnh.
Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm hàng khô
Mặt hàng khô là thế mạnh của Thành phố như: Cá Bò khô tẩm gia vị các loại, ruốc khô, mực khô, mực xà... ngày càng được nâng cao trong tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản, sự tăng nhanh về sản lượng và giá trị do hàm lượng công nghệ của sản phẩm được thay đổi theo qui trình hiện đại. Mặt hàng ăn liền, mặt hàng giá trị gia tăng, hàng IQF tăng trưởng cả về giá trị và số lượng lẫn chủng loại. Cơ cấu sản phẩm ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường (vừa tươi sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn liền và tiện lợi) phù hợp với thị trường thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ.
Qua tổng kết tình hình XKTS của các doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư đúng mức về thiết bị và đi dúng qui trình từ khâu thu mua nguyên liệu, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là qui trình HACCP, tiến dần đến ISO 9000, đều có sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhanh, thị trường được mở rộng và thị phần được nâng lên.Cụ thể như Công Ty Thuỷ sản Thương Mại Thuận Phước, Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản số 10, Công Ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang thuộc Seaprodex Đà Nẵng.
Đánh giá nâng cao giá trị gia tăng qua các tiêu chí
Tiêu chí đánh giá nâng cao GTGT trên lao động
Hiện nay, Thành  phố  có  khoảng  20.000  lao  động  nghề  cá  (gồm  nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản). Giá cả sức lao động trong lĩnh vực  thuỷ sản  vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới, đây là một  lợi  thế cạnh  tranh trong quá  trình hội nhập. Tuy nhiên lao động thuỷ sản chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ  văn hoá thấp, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển mới.
Năng suất lao động là chỉ tiêu được đo bằng giá trị gia tăng trên một đơn vị lao động. Chỉ tiêu này phản ánh sản lượng hoặc giá trị gia tăng trung bình trên một đơn vị lao động tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Năng suất lao động được tính như sau:
Hình  1.2- GTGT trên lao động của các DN trong chuỗi cung ứng TSXK Đà Nẵng 2017-2021
(Nguồn: Vasep-năm 2021)
Chỉ số này phản ánh lượng GTGT do doanh nghiệp tạo ra từ trên lao động trong doanh nghiệp. Qua số liệu phân tích ta thấy, năm 2021 GTGT doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt là 2.707 đồng/lao động, doanh nghiệp giống đạt GTGT là 5.504 đồng/lao động, doanh nghiệp nuôi trồng đạt GTGT cao nhất là 7.196 đồng/lao. Điều này nói lên lượng GTGT do doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tạo ra trên lao động thấp hơn so với doanh nghiệp giống và doanh nghiệp nuôi trồng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản.
Tiêu chí đánh giá nâng cao GTGT trên vốn
Trong thời gian qua, ngành thủy sản Tp.Đà Nẵng có mức tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng khoảng 4% và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10- 15%. Nhưng, nếu so với tiềm năng lớn của vùng biển đặc quyền kinh tế thì con số này mới chỉ là biểu hiện bước đầu, chưa đáng kể. Muốn thủy sản có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế đất nước, cần phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành, đồng thời Nhà nước cần ban hành những chính sách mới để khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, nhất là trong khu vực nuôi trồng và đánh bắt xa bờ.
Theo bảng số liệu trên đây cho thấy, mức đầu tư vào ngành thủy sản đã tăng đáng kể trong 3 giai đoạn từ năm 2006 đến 2021: giai đoạn 1 (2006-2010), mức đầu tư bình quân năm là 170.640 triệu đồng, giai đoạn 2 (2011-2016) đạt 565.868 triệu đồng và giai đoạn 3 lên tới 1.370.900 triệu đồng, tăng gấp hơn 8 lần so với giai đoạn đầu.
Xem xét cả giai đoạn 2017-2021, thì vốn trong nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm đến 83,56% trong tổng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn là 7.795.200 triệu đồng). Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho thủy sản cả 3 giai đoạn chỉ được 12,49%, khoảng 974.000 triệu đồng. Vốn tín dụng ưu đãi cũng chỉ đạt trên 30%, trong đó vốn trung và dài hạn ít, còn phần lớn là vốn ngắn hạn với lãi suất cao nên không khuyến khích người vay. Rất ít doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ; sản phẩm có giá trị gia tăng mới chỉ chiếm 6-7% kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, chúng ta đã khai thác khá mạnh các nguồn lực bên ngoài. Với những chính sách thích hợp, từ năm 2011 đến nay nguồn lực bên ngoài đầu tư cho ngành tăng nhanh. Thời kỳ 2011-2016, nguồn vốn này đạt bình quân 95.398 triệu đồng/năm, sang thời kỳ 2017-2021 tăng lên 188.614,3 triệu đồng/năm, tăng 97,7%/năm so với bình quân thời kỳ 2011-2016.
Với nguồn tài trợ và đầu tư trên, chủ yếu là nguồn ODA, các nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung giúp Đà Nẵng xây dựng quy hoạch phát triển ngành; nghiên cứu nguồn lợi biển; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá; tăng cường năng lực chế biến thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển ngành cụ thể, thiếu số liệu điều tra khảo sát và thiếu các dự án khả thi, nên nguồn vay từ ODA và FDI mới chỉ đạt khoảng 6,2% và 8%, mặc dù có không ít các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng thủy sản của Việt Nam. Cho đến nay, chỉ còn khoảng 42 dự  án FDI với số vốn hơn 144 triệu USD và 10 dự án ODA (150 triệu USD) đã được cấp phép còn tiếp tục hoạt động.
Về đầu tư lĩnh vực, trong cả 3 thời kỳ đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, sự đầu tư này còn rất nhỏ bởi nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, phải có sự huy động vốn nhiều hơn nữa thì sự đầu tư này mới có hiệu quả cao.
Hình 1.3- GTGT trên năng suất vốn của các DN trong chuỗi cung ứng TSXK Đà Nẵng 2017-2021
(Nguồn: Vasep-năm 2021)
Năng suất vốn là chỉ tiêu được đo bằng giá trị gia tăng trên một đơn vị vốn.
Tương tự như chỉ tiêu năng suất lao động, năng suất vốn phản ánh giá trị gia tăng trung bình trên một đơn vị vốn trong một thời kỳ nhất định. Năng suất vốn được tính như sau:
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn bỏ ra cho kinh doanh thì có thể đem lại được bao nhiêu giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Qua số liệu ta thấy, năm 2021 GTGT trên vốn của doanh nghiệp giống đạt 2.320 đồng/kg chiếm 22,7% tổng GTGT trong chuỗi, doanh nghiệp nuôi trồng đạt 1.550 đồng/kg chiếm 15,16% tổng GTGT trong chuỗi, Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt 6.350 đồng/kg chiếm 62,13% tổng GTGT trong chuỗi. Điều này nói lên một đồng vốn bỏ ra cho kinh doanh của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ đem lại GTGT nhiều hơn so với doanh nghiệp giống, một đồng vốn bỏ ra kinh doanh của doanh nghiệp nuôi trồng đem lại GTGT thấp nhất trong chuỗi giá trị cung ứng thủy sản xuất khẩu.
Tiêu chí đánh giá nâng cao GTGT trên giá bán
Chỉ số này phản ánh lượng giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra trên giá bán của doanh nghiệp. Nó phản ánh lượng giá trị gia tăng phân bổ cho giá bán. Chỉ tiêu này phản ánh như sau:
Hình 1.4 - GTGT trên giá bán của các DN trong chuỗi cung ứng TSXK Đà Nẵng 2017-2021
(Nguồn: Vasep-năm 2021)
Chỉ tiêu này thể hiện GTGT do doanh nghiệp tạo ra trên giá bán của doanh nghiệp trong một kỳ cố định. Qua số liệu thấy, năm 2021 giá trị gia tăng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt cao nhất là 19,4%, sau đó, doanh nghiệp giống đạt GTGT là 18%, khâu nuôi trồng có GTGT thấp nhất là 13,2% trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu. Điều này nói lên giá bán của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ đem lại nhiều GTGT hơn so với doanh nghiệp giống, giá bán của doanh nghiệp nuôi trồng đem lại GTGT thấp nhất trong chuỗi giá trị cung ứng thủy sản xuất khẩu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng thủy sản Đà Nẵng
Các yếu tố thuộc doanh nghiệp
Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp Đà Nẵng phải đối đầu đó là năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội tại, và cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Đà Nẵng có nhiều doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhiều mức độ sản xuất khác nhau, cùng kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, tại Thành phố các đơn vị kinh doanh độc lập cạnh tranh ngay trên địa bàn với chính các thành viên trong công ty, trên thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy rằng, vì cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu mà các đơn vị tự đẩy giá mua nguyên liệu lên một cách bất hợp lý. Từ trước đến nay chưa có một cơ chế phối hợp nào được xác lập đủ sức thuyết phục các doanh nghiệp cùng phối hợp với nhau hoạt động để tạo ra sức mạnh cạnh tranh hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.
Riêng về đặc tính hàng hoá thuỷ sản, ngay từ khâu nguyên liệu mới khai thác, bảo quản, vận chuyển và chế biến là một chuỗi liên hoàn khép kín phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bởi không đúng chu trình sẽ dẫn đến giảm chất lượng nguyên liệu bởi tác động thời tiết, khí hậu... sẽ bị loại bỏ nhiều hoặc hạ loại, tăng chi phí cho nguyên liệu. Ngoài ra, công nghệ bị hạn chế cũng giảm đi tính hấp dẫn và giảm đi giá trị gia tăng trong sản phẩm.
Đã từ lâu, sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng đã có mặt trên thị trường quốc tế nhưng chỉ thực sự phát triển mẫu mã, qui cách, chất lượng trong những năm gần đây. Hiện nay nhu cầu về hàng thuỷ sản trên thị trường quốc tế ngày càng gia tăng và yêu cầu chất lượng ngày càng nghiêm ngặt.
Đa số sản phẩm xuất khẩu của Thành phố ở dạng Block là nhiều (dạng thô) chất lượng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo mức độ an toàn vệ sinh cần thiết mà các thị trường có yêu cầu cao đòi hỏi. Riêng chỉ có một số doanh nghiệp Nhà nước đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn HACCP như Công ty thuỷ sản thương mại Thuận Phước, X.N chế biến thuỷ sản Thọ Quang, X.N chế biến thuỷ đặc sản số 10 (Công ty XNK thuỷ sản Miền Trung) đã đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại như tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc(đặc biệt
X.N chế biến thuỷ đặc sản số 10 đã trang bị đông IQF), những trang thiết bị hiện đại mà các đơn vị trên đầu tư như máy sấy, máy hút chân không, máy chế biến sản phẩm đóng gói ăn liền như: Tôm luộc bóc nõn hút chân không, Sashimi, sushi ăn sống... Nhờ vậy mà tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng trong sản phẩm được nâng dần và chiếm tỷ lệ trên 65% giá trị sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố trong những năm gần đây.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của các doanh nghiệp Đà Nẵng chính là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... và thị trường lớn Mỹ (chủ yếu tôm và cá da trơn), EU (chủ yếu tôm và mực các loại), và một số thị trường Đông Âu như Nga (cá ba sa), Trung Quốc thị trường lớn nhưng hiện nay giữa hai nước quan hệ buôn bán còn có nhiều điều kiện khó khăn nên hàng chuyển đến thị trường Trung Quốc chính là qua đường tiểu ngạch biên giới Việt Trung chủ yếu là cá tươi các loại.
Các yếu tố thuộc Nhà nước
Nhóm yếu tố về chiến lược phát triển
Thực trạng các yếu tố chiến lược phát triển thuỷ sản của nhà nước ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp hiện còn nhiều bất cập sau:
Trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS):
Diện tích NTTS trên đất liền đã khai thác tới mức giới hạn cho phép. Các địa phương có tiềm năng, diện tích mặt nước phát triển NTTS đều đã quy hoạch đưa vào sử dụng hết. NTTS phát triển theo phong trào. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn rất hạn chế. Các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết thường đi trước quy hoạch tổng thể, chất lượng quy hoạch không cao.
Chưa chú trọng đúng mức đến quy hoạch phát triển theo chiều sâu (tăng sản lượng trên cùng diện tích mặt nước NTTS), vẫn tập trung phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích nuôi trồng). Do tư duy sản xuất nhỏ, thiếu định hướng, tầm nhìn, thiếu chính sách cụ thể sử dụng đất, mặt nước lâu dài, ổn định, thiếu vốn đầu tư, thiếu nghiên cứu khoa học dẫn đường, thiếu các hướng dẫn và đánh giá sau quy hoạch, thiếu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước…
Chưa thực hiện được truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản. Việc mới chỉ được triển khai thử nghiệm cho một số vùng, chưa triển khai trên toàn quốc, vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm chậm kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm uy tín, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. Do manh mún của diện tích và sự phân tán của các vùng NTTS, mặt khác thời gian qua, ngành mới chỉ chú trọng đầu tư cho một số đối tượng chủ lực xuất khẩu, chưa thể mở rộng đại trà đến các đối tượng khác.
Việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất bị cấm trong NTTS vẫn xảy ra. Nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại do nhiễm hoá chất bị tồn dư trong sản phẩm, phần nhiều là các dư lượng kháng sinh,…Do thiếu các hướng dẫn cụ thể, thiếu các hướng dẫn cảnh báo cho người NTTS về nguy cơ của việc sản xuất thiếu an toàn. Mặt khác công tác quản lý nhà nước về hoá chất, thuốc thú y, về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo, còn bất cập, các địa phương chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động NTTS, kiểm tra xử lý các hoạt động kinh doanh, buôn bán các loại thuốc, hoá chất bị cấm.
Sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thuỷ sản đã bị bỏ ngỏ. Trên 80% lượng thức ăn phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất. Người NTTS không chủ động được trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn về giá thức ăn (thức ăn chiếm trên 80% giá thành sản phẩm). Lỗi dẫn đến tình trạng này chủ yếu thuộc về cơ quan quản lý nhà nước.
Về sản xuất con giống và quản lý chất lượng con giống rất hạn chế: Chất lượng con giống không cao, công tác kiểm tra, kiểm soát lỏng lẻo. Lượng giống trôi nổi trên thị trường không được kiểm soát rất lớn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến NTTS, tỷ lệ sống sau thu hoạch đạt rất thấp từ 45-55%, có lúc, có nơi đạt 25-30%. Do công tác quản lý nhà nước chưa tốt, thiếu các quy chuẩn, quy định cụ thể, việc kiểm tra, kiểm soát còn đơn giản, thậm chí có nơi còn để xảy ra tiêu cực. Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi vùng nuôi còn nhiều bất cập. Chưa có các nghiên cứu khoa học về hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho NTTS, hầu hết hiện nay nước phục vụ cho NTTS sử dụng chung, cùng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho hệ thống nông nghiệp, vì vậy nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng chung các loại hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp thải ra nguồn nước.
Trong chế biến thuỷ sản (CBTS):
Công tác dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rất hạn chế: thời gian qua các doanh nghiệp tự xoay sở trong cơ chế thị trường, tự tìm đầu ra cho sản xuất. Do không chủ động được thị trường nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không thể xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do thiếu kiến thức thương mại thị trường, thiếu vốn đầu tư, thiếu các chính sách hỗ trợ đúng đắn, kịp thời của nhà nước về marketxẩy ra tình trạng con giống bệnh, không sạch ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sảning về dự báo thị trường. Mặt khác công tác thống kê thuỷ sản bị buông lỏng suốt thời gian dài, không có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh: Nội bộ cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều vấn đề thường xuyên xảy ra. Nổi cộm thời gian qua là tình trạng một số doanh nghiệp dung túng việc bơm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản để phá giá thị trường. Một số doanh nghiệp khác lại dùng chiêu chào hàng giá thấp trên thị trường quốc tế nhằm bán được hàng, mặc cho đó là sự làm hại lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến tình trạng kiềm hãm lĩnh vực sản xuất nguyên liệu trong nước, đặc biệt là sản phẩm tôm và cá da trơn, nhiều lúc người nuôi phải treo ao vì giá thu mua quá thấp không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Do thói hư tật xấu tàn dư của lề thói sản xuất nhỏ còn hằn sâu trong một số doanh nhân, văn hoá kinh doanh hiện đại và liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng hiệp hội ngành nghề chưa đủ tầm ảnh hưởng để hình thành nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thiếu phối hợp quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến: Việc tự phát mở rộng diện tích NTTS đến đâu, nhà máy CBTS phát triển theo đến đó, đã dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, dư thừa công suất sản xuất. Theo thống kê của Vasep, các nhà máy CBTS được đầu tư rất lớn, trong khi đó công suất thực tế hoạt động chỉ đạt 50-70% tuỳ thuộc từng nhà máy. Như vậy, việc đầu tư là không có hiệu quả, đầu tư lớn, các doanh nghiệp CBTS phải khấu hao tài sản cố định lớn, không sử dụng hết công suất đồng nghĩa với việc nâng cao giá thành sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế.
Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, cũng như lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời là ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Nhóm yếu tố về quy hoạch
Các yếu tố nhà nước về quy hoạch ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp còn nhiều bất cập sau:
Về phát triển sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản, từ khâu chọn giống, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã và đang cải tiến các quy trình sản xuất sau cho đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoá chất, chất kháng sinh trong sản xuất, quá trình nuôi trồng vẫn còn phổ biến nên các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu làm giảm GTGT của sản phẩm. Hơn nữa, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất chế biến thuỷ sản cũng dẫn đến tình trạng làm giảm GTGT của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vì các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Điều này, rất khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu từ việc truy xuất nguồn gốc, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuỷ sản xuất khẩu.
Về quy hoạch vùng nuôi cá da trơn: Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, phê duyệt nhiều đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn vùng ĐBSCL, theo đó nhiều nơi đã chỉ đạo người dân không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng 10ha. Đáng nói là việc tuân thủ quy hoạch này không đơn giản đối với nông dân. Sản phẩm cá da trơn xuất khẩu được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực Việt Nam, nhưng ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cá da trơn vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là việc phát triển theo phong trào, không quy hoạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “mất mùa, được giá”, môi trường nuôi ô nhiễm, chất lượng cá thương phẩm thấp, làm ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp thuỷ sản.
Về quy hoạch công nghiệp chế biến thuỷ sản: Quy hoạch cũng chưa mang tính đồng bộ, chủ yếu là quy hoạch vùng nuôi mà chưa quy hoạch vùng sản xuất con giống, thức ăn nuôi trồng, xử lý nguồn nước nuôi, nước thải, các dịch vụ hỗ trợ, kiểm soát nguồn giống…. Ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản chưa được phát triển đồng bộ, chưa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành xuất khẩu thuỷ sản phát triển. Điều này đã làm ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản.
Đối với khu vực quy hoạch chưa mang tính tổng thể thiếu sự phối hợp giữa các ngành với nhau, quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản gần vùng trồng trọt và các vùng trồng trọt sử dụng thuốc trừ sâu không theo đúng quy trình dẫn đến làm ô nhiễm vùng nuôi trồng thuỷ sản, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm GTGT của doanh nghiệp.
Vấn đề Nhà nước quy hoạch ngành chế biến cá da trơn Việt Nam đến năm 2020 chỉ mới dựa vào cảm tính thiếu cơ sở khoa học, nặng về thành tích bởi trong tăng trưởng đồng nghĩa với phát triển, quy hoạch thì để đấy không có kế hoạch thực hiện cụ thể, trách nhiệm của các ban ngành cụ thể thì sự tự phát trong nhiều năm qua là lẻ tất nhiên. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cũng như quá trình nâng cao GTGT của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thuỷ sản.
Bên cạnh vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng thì vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề bức xúc cần giải quyết cho ngành thuỷ sản nước ta hiện nay. Thuỷ sản sống trong môi trường ô nhiễm dễ dàng bị mắc bệnh, khi thuỷ sản bị mắc bệnh người nuôi trồng lại dùng hoá chất kháng sinh làm cho thuỷ sản xuất khẩu bị nhiễm chất kháng sinh cao, môi trường thêm ô nhiễm gây khó khăn cho việc nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
Nhóm yếu tố về chính sách kiểm soát
Yếu tố chính sách kiểm soát của nhà nước bao gồm yếu tố: chính sách kiểm soát con giống; chính sách kiểm soát về thức ăn nuôi; chính sách kiểm soát hoá chất, thuốc thú y. Thực trạng chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp hiện còn nhiều bất cập sau:
Chính sách kiểm soát con giống
Hiện nay để kiểm soát được chất lượng con giống đã được Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy định đối với việc kinh doanh và sản xuất con giống thuỷ sản. Tuy nhiên, trên thị trường các nhà phân phối giống thuỷ sản với chất lượng cao còn quá ít so với nhu cầu giống của ngành thuỷ sản. Phần lớn các loại giống đều khai thác giống từ tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài, có một số loại bước đầu sản xuất giống nhân tạo thành công. Nhưng công nghệ vẫn chưa thực sự ổn định, sản phẩm giống chưa thực sự trở thành hàng hoá có số lượng và chất lượng ổn định. Do thiếu nguồn giống cá bố mẹ chất lượng cao và kỹ thuật ương giống còn lạc hậu nên việc nhập khẩu con giống là khá phổ biến. Hiện nay có gần 70% con giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng các cơ quan quản lý của ngành thuỷ sản chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được chất lượng con giống này. Việc kiểm định đầy đủ, kiểm soát chất lượng con giống sạch của nhà nước còn rất hạn chế nên đã xảy ra tình trạng con giống bệnh, không sạch ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Chính sách kiểm soát về thức ăn nuôi trồng
Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và GTGT của doanh nghiệp nuôi trồng, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thuỷ sản xuất khẩu. Để kiểm soát thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản nhà nước đã ban hành nhiều thông tư, các quy chuẩn quốc gia quy định các chỉ  tiêu an toàn và mức độ giới hạn tối đa cho phép trong một số nguyên liệu thức ăn nuôi trồng và các điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, nhằm kiểm soát chất lượng thức ăn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng thức ăn nuôi trồng thuỷ sản hiện nay còn rất nhiều bất cập, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các hộ nuôi trồng đều sử dụng thức ăn công nghiệp do các công ty nước ngoài  cung cấp thì đạt năng suất, nhưng giá thành rất cao làm tăng chi phí nuôi trồng dẫn đến người nuôi trồng không có lãi thậm chí lỗ nặng. Do đó, một số hộ nuôi trồng đã tiết kiệm chi phí bằng cách mua thức ăn của các cơ sở sản xuất thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thức ăn không đảm bảo, điều này đã dẫn đến chất lượng cá nguyên liệu không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu, làm giảm GTGT cho doanh nghiệp một cách đáng kể. Do vậy nhà nước cần có chế tài, biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thức ăn đạt chất lượng, giá cả phù hợp nhằm gia tăng GTGT cho doanh nghiệp nuôi trồng cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Chính sách kiểm soát hóa chất, thuốc thú y
Về lĩnh vực kiểm soát thuốc và hoá chất nhà nước đã ban hành nhiều quyết định và danh mục thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam, ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam bị cảnh báo do tồn tại dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản vẫn tiếp tục diễn ra do công tác quản lý việc sử dụng các chất kháng sinh, hoá chất của Việt Nam hiện tại đã được cải thiện song vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Hầu hết các hộ nuôi trồng cũng như các đại lý thu gom cá da trơn chưa được hướng dẫn về sử dụng kháng sinh và hoá chất, các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành. Các loại thuốc, hoá chất, thuốc kháng sinh được bán  tràn lan trên thị trường, các hộ nuôi trồng sử dụng thuốc một cách tự phát không theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng năm, các cơ quan chức năng đều thực hiện các cuộc điều tra khảo sát về dư lượng các chất kháng sinh và các chất thải có liên quan đến môi trường của các vùng nuôi trồng, nhưng kết quả cho thấy hiện tượng sử dụng kháng sinh và việc trong nước có hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra. Điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến nâng cao GTGT các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng và chế biến; chính sách hỗ trợ vốn; chính sách hỗ trợ thị trường và xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên thực trạng các yếu tố chính sách hỗ trợ của Nhà nước ảnh hưởng đến nâng cao GTGT của doanh nghiệp còn nhiều bất cập sau:
Chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng và chế biến
Hiện nay, nhà nước đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản nhằm đưa năng suất chất lượng hiệu quả lên cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số các tồn tại như mô hình nuôi trồng đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm cho ra sản phẩm thuỷ sản sạch lại chưa cho năng suất như mong muốn vì vậy chưa áp dụng rộng rãi; Có rất ít vùng nuôi trồng lớn, tập trung đa phần các cơ sở nuôi trồng có quy mô nhỏ, nuôi trồng tự phát, người nuôi trồng chưa được tập huấn đầy đủ, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản; Công tác bảo quản sau thu hoạch chưa đúng cách, không đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này, đã ảnh hưởng lớn đến nâng cao GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Chính sách hỗ trợ vốn
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản, các giải pháp đột phá, nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư vốn cho lĩnh vực phát triển thuỷ sản, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân mở rộng sản xuất kinh doanh, bước đầu cho thấy thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng. Nhờ có nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thuỷ sản vùng đồng bằng vẫn đang đối diện với những khó khăn, thách thức, nguồn vốn tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của các địa phương. Đây là vùng tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản,… nhưng những năm qua, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ đáp ứng 88% nhu cầu vốn của khu vực. Những khó khăn, hạn chế đã và đang trở thành “rào cản” trong việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng là:
Một số chính sách chưa tạo ra sự liên kết vững chắc theo chuỗi: người nuôi trồng – ngân hàng cho vay vốn – doanh nghiệp chế biến xuất khẩu – doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y thủy sản – nhà khoa học. Một tư liệu lao động như máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, thu hoạch, nhà lưới nhà bạt, ao nuôi trồng thuỷ sản,… trên đất nông nghiệp có giá trị lớn nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, quyền sở hữu kịp thời, chưa có định mức về quy chuẩn cụ thể,… Vì thế, việc sử dụng các tài sản này để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn vướng mắc.
Chính sách bảo hiểm cho ngành nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển, chưa tạo nền tảng an toàn cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với ngành thuỷ sản. Việc tiêu thụ đầu ra cho thuỷ sản không ổn định nên nhiều tổ chức tín dụng vẫn dè dặt trong việc cho vay đối với khu vực kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Hoạt động tín dụng chính sách vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách cụ thể; các sản phẩm tín dụng cung ứng cho lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của phần lớn các ngân hàng thương mại còn đơn điệu, phân tán,… chủ yếu cho vay lưu vụ, cho vay thu mua nông sản, lương thực tạm trữ.
Đầu tư tín dụng đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, thị trường tiêu thụ bấp bênh; thiếu các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro; nguồn lực của Nhà nước dành để xử lý rủi ro cho ngành nuôi trồng thuỷ sản còn thấp.
Trong thực tế doanh nghiệp và người nuôi trồng khó tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng, làm cho ngành nuôi trồng chế biến cá da trơn lao đao thời gian qua là do chính sách tín dụng với thời hạn cho vay là 6 tháng, trong khi một lứa cá nuôi từ 8-9 tháng thêm vào đó thủ tục vay rất phức tạp, mặt khác lãi suất cho vay cao, làm cho doanh nghiệp dễ bị thua lỗ. Đứng trước khó khăn trên của các doanh nghiệp trong ngành chế biến cá da trơn, các ngành chức năng vẫn đứng ngoài cuộc. Hậu quả là cả một ngành tiềm năng của Việt Nam bị thua thiệt, người nuôi trồng bị mất tài sản còn doanh nghiệp chế biến thì khó vực dậy được.
Những khó khăn trên đã làm cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản khó tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng trực trực tiếp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như nâng cao GTGT của các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản.
Chính sách hỗ trợ thị trường và xúc tiến thương mại
Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại cá da trơn được tập trung quảng bá hình ảnh sản phẩm tại các thị trường EU, Mỹ, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Á. Đồng thời, tổ chức sự kiện thuỷ sản Việt Nam để tạo cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Việt Nam gặp doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước đã tổ chức các Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thuỷ sản Việt Nam, VIETFISH trở thành hội chợ thuỷ sản lớn nhất Đông Nam Á, có hơn 300 gian hàng của hơn 170 doanh nghiệp thuỷ sản trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuỷ sản, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém. Trước tiên là thông tin về thị trường chưa đầy đủ và chính xác để giúp các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nước thiếu quyết sách giải quyết kịp thời khó khăn nảy sinh trong xuất khẩu.
Công tác quảng bá hình ảnh đẹp về sản phẩm cá da trơn chưa hiệu quả, chưa đến được người tiêu dùng ở các thị trường chính Mỹ và EU. Nhất là cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam ngày càng cao tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước cùng với việc thiếu nhãn hiệu chất lượng Việt Nam để quảng bá đã làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.
Thời gian qua, mới tập trung vào xuất khẩu mà chưa chú trọng thị trường trong nước.
Nguyên nhân của yếu kém này, theo Tổng cục Thuỷ sản, tổ chức bộ máy và chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại chưa có hệ thống, thiếu chiến lược cụ thể. Đồng thời, còn thiếu cán bộ chuyên nghiệp, hiểu biết về thị trường, sản phẩm, lại thiếu kinh nghiệm quản lý xúc tiến thương mại. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong Bộ NN&PTNT cũng như Bộ NN&PTNT với các bộ ngành khác chưa hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng đến nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.
Các yếu tố thuộc Hiệp hội (VASEP)
Trên thực tế, các Hiệp hội thuỷ sản tại Đà Nẵng chưa đủ mạnh để tập hợp qui tụ được các doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu thuỷ sản đóng trên địa bàn, chưa nâng cao được vai trò của hiệp hội trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, chưa thống nhất được tổ chức để phối hợp sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất, chưa cùng tìm kiếm khách hàng và thị trường, chưa phân bổ lại sản phẩm gia công và định hướng sản xuất và phát  triển.
Hiệp hội tại Đà Nẵng nhìn chung chưa đủ mạnh, chỉ có những ý kiến đóng góp cùng Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam và nhận thông tin giải quyết vấn đề từ hiệp hội chung. Những vấn đề cần đề xuất hoặc cần giải quyết từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn, Hội chưa làm được. Hiệp hội thuỷ sản tại Đà Nẵng và các doanh nghiệp cần bàn luận và có hướng giải quyết để hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng chuẩn bị hành trang bước thời kỳ mới hội nhập WTO.
Đánh giá chung 
Những thành tựu đạt được
GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản Đà Nẵng ngày càng được nâng cao đem lại lợi nhuận cao về cho các doanh nghiệp trong chuỗi, đạt được một số thành tự nhất định. Cụ thể như sau:
- GTGT của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chiếm cao nhất, đứng thứ hai là doanh nghiệp giống và có GTGT thấp nhất là doanh nghiệp nuôi trồng.
- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có GTGT đạt cao trong chuỗi cung ứng xuất khẩu là do tác động của các yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra, còn lại các nhân tố khác tác động không đáng kể: Doanh nghiệp giống có GTGT đứng thứ hai trong chuỗi cung ứng xuất khẩu là do tác động của các yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra; Doanh nghiệp nuôi trồng có GTGT đứng thứ ba  trong chuỗi cung ứng xuất khẩu là do tác động của các yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra.
- Xét trên chỉ tiêu năng suất lao động thì GTGT tạo ra của doanh nghiệp nuôi trồng cao hơn so với GTGT của doanh nghiệp giống và GTGT của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; xét trên chỉ tiêu năng suất vốn thì GTGT tạo ra của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cao hơn so với GTGT của doanh giống và đứng thứ ba là GTGT của doanh nghiệp nuôi trồng; và xét trên chỉ tiêu giá bán thì GTGT tạo ra của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cao nhất, thứ hai là GTGT của doanh nghiệp giống, thứ ba là GTGT của doanh nghiệp nuôi trồng.
- Những tồn tại và nguyên nhân
- Chưa đạt yêu cầu về mặt công nghệ nuôi giống dẫn đến chất lượng con giống thấp làm cho tỷ lệ sống thấp và chất lượng sản phẩm không cao, không đạt tiêu chuẩn, hiệu quả thấp, đã làm ảnh hưởng việc nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản.
- Vi phạm trong việc sử dụng thuốc, hóa chất bị cấm trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Đà Nẵng bị trả lại do nhiễm hóa chất còn tồn dư trong sản phẩm, phần nhiều là dư lượng kháng sinh,…ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất khẩu hàng hoá và giảm GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu.
- Người nuôi trồng thủy sản không chủ động được trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn về giá thức ăn làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xuất khẩu cao và ảnh hưởng lớn đến GTGT của doanh nghiệp
- Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Đà Nẵng đơn diệu, hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm chế biến có hàm lượng GTGT không cao (chủ yếu là sản phẩm đông lạnh và sơ chế), chủng loại sản phẩm lại ít có sự đổi mới, làm cho sức ép cạnh tranh đối với các sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng cao.
- Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian nên giá xuất khẩu rất thấp. Và còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố giá cả khi cạnh tranh, một xu hướng được đánh giá là không có lợi cho các nước xuất khẩu. Việc các sản phẩm thủy sản ngày càng chịu nhiều áp lực giảm giá trên các thị trường sẽ dẫn đến nguy cơ làm giảm thu nhập, giảm GTGT, giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
- Công tác dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rất hạn chế: Do không chủ động được thị trường, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không thể xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, ảnh hưởng đến GTGT của doanh nghiệp không cao.
- Thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp giống, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, khiến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng hiệp hội ngành nghề chưa đủ tầm ảnh hưởng để hình thành nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.cho việc cung ứng sản phẩm không ổn định, kém chất lượng, bị gián đoạn, năng suất sản phẩm giảm đã làm ảnh hưởng lớn đến GTGT của các doanh nghiệp trong chuỗi.
- Việc kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng với ngành chế biến thủy sản còn rất hạn chế, điều này chứng tỏ ngành chế biến thủy sản Đà Nẵng chưa thực sự hấp dẫn và chưa đủ mạnh để tạo ra GTGT cao và lâu dài cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Bất cập trong văn hóa kinh doanh hiện đại và tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến; Thiếu sự quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức cho hoạt động quảng bá, xúc tiến xuất khẩu và mở rộng thị trường; Bất cập trong khâu quản lý kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
Giải pháp nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn TP Đà Nẵng
Đối với doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng con giống của các doanh nghiệp
- Cần tập trung thành các khu công nghệ cao nhằm lưu giữ nguồn gen, cải thiện gen di truyền nghiên cứu tạo ra những con giống thủy sản đạt năng suất và chất lượng cao, những giống thủy sản sạch bệnh chuyển giao cho sản xuất để đáp ứng nhu cầu  con giống phục vụ cho hoạt động nuôi trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững. Mặt khác, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn giống thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt.
- Cần tham gia liên kết chuỗi sản xuất dựa trên nền tảng con giống đạt chất lượng cao, sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu và gia tăng giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu để góp phần quan trọng trong việc nâng cao GTGT cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản.
- Cần nghiên cứu phát triển giống và quy trình sản xuất giống thủy sản sạch bệnh. Nâng cấp các trung tâm giống nhằm nghiên cứu chọn tạo giống mới có chất lượng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tư các khu sản xuất giống tập trung đảm bảo điều kiện sản xuất giống theo quy định pháp luật và kiểm soát được chất lượng con giống.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh; hoàn thiện công nghệ nuôi giống theo tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu tập trung chọn tạo để có được đàn bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống (đàn bố mẹ, sinh sản…) đảm bảo con giống có chất lượng cao, được kiểm soát tốt, đủ số lượng, kịp mùa vụ.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, môi trường dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường, hóa chất và thuốc thú y... ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến sử dụng; từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng, giữ vững uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Nâng cao kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và phát triển bền vững trong nguyên liệu sản xuất chế biến xuất khẩu
- Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định điều kiện sản xuất, các quy định về điều kiện quản lý vùng nuôi, quy trình quy phạm, được đánh số và cấp phép nuôi theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap quy định.
- Tham gia sâu vào chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – xuất khẩu, gắn kết doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, doanh nghiệp cần hỗ trợ người nuôi trồng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật  (như giống, canh tác...), tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Thực hiện gắn kết các doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, để đầu tư xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung các biện pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGap, GlobalGap), quản lý tốt vật tư, nguyên liệu đầu vào… để tăng năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phát triển bền vững trong nguyên liệu sản xuất chế biến xuất khẩu
- Tiến hành tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ theo hướng liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi cung  ứng đạt hiệu quả cao, tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nuôi trồng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Để quản lý tốt hơn vấn đề này, doanh nghiệp cần đưa ra quy định về mã số  vùng nuôi, trên cơ sở đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thực hiện việc ghi xuất xứ cho sản phẩm trên bao bì và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đầu tư mạnh hơn vào công nghệ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, đồng thời Thành phố Đà Nẵng cần phải có những biện pháp khuyến khích đầu tư vào công nghệ nuôi trồng, đi đôi với kiểm tra kiểm soát sát sao việc tuân thủ những quy định của Nhà nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Cần phối hợp với các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhằm trang bị những công nghệ mới trong việc bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch, bảo quản trong quá trình vận chuyển để tránh được những lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, trong quá trình thu hoạch và cung ứng nguyên liệu thủy sản.
- Cần chủ động đầu tư trực tiếp vào các vùng nuôi trồng nguyên liệu của doanh nghiệp. Giải pháp này sẽ giúp cho bản thân doanh nghiệp chế biến chủ động hơn trong việc cung cấp một nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của doanh nghiệp, đồng thời quản lý được việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu.
Tăng cường đầu tư tổn thất sau thu hoạch, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp
- Cần nắm rõ phương pháp thu hoạch và bảo quản thuỷ sản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến để đảm bảo thuỷ sản từ vùng nuôi trồng đến doanh nghiệp chế biến đạt chất lượng tươi sống, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống vận tải hoạt động có hiệu quả rút ngắn được khoảng cách giữa chặng thu hoạch và chế biến, vận chuyển nguyên liệu cá tươi sống là việc rất quan trọng để đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng của sản phẩm.
- Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cho việc bảo quản thuỷ sản điển hình cho việc bảo quản cá da trơn sau thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng cá tươi sống để cung cấp nguyên liệu tốt đạt chất lượng cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
- Thực hiện tốt việc đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại; gắn kết nhà máy chế biến với các vùng nguyên liệu và trung tâm công nghiệp chế biến ở từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và đầu tư kho lạnh thương mại để đảm bảo chất lượng thủy sản.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm giá thành khâu chế biến
- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, giảm tỷ trọng sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, làm sẵn, ăn liền bằng cách đầu tư trang thiết bị và công nghệ sản xuất mới.
- Chế biến được toàn bộ sản phẩm thuỷ sản để tạo ra các sản phẩm khác nhau, nâng cao được giá trị, giảm giá thành sản phẩm chính, góp phần bảo vệ môi trường, bằng cách: Nghiên cứu sản phẩm mới và đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến phụ phẩm loại ra từ khâu chế biến phi lê đông lạnh cá da trơn để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng như surimi cá, dầu cá tinh luyện, bột cá, chà bông, bánh phồng, collagen và gelatin…
- Giảm giá thành trong khâu chế biến bằng cách; Giảm giá thành trong khâu thu mua, chế biến và bảo quản thủy sản.
- Xây dựng quy trình sản xuất chuẩn đối với từng loại sản phẩm, tổ chức thực hiện tốt quy trình để đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
- Xây dựng mối liên kết theo chiều dọc của chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản
- Các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản cần tham gia sâu vào chuỗi liên kết xuất khẩu thuỷ tạo ra sản phẩm thuỷ sản đạt chất lượng, hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc, gia tăng giá xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho các tác nhân trong chuỗi, phân chia hài hoà giữa lợi ích và rủi ro cho các tác nhân của chuỗi, đồng thời giúp cho ngành thuỷ sản phát triển bền vững. Gắn kết sự bền vững trong chuỗi liên kết và hình thành chuỗi cung ứng nhanh hay chậm tùy thuộc vào phần lớn vào sự chia sẻ lợi nhuận và chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm đối với các tác nhân trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản.
- Cần có quy chế thành lập các hiệp hội nghề nghiệp, liên kết các nhà sản xuất theo ngành hàng (liên kết dọc) để có thể thu hút các doanh nghiệp cùng ngành nghề để họ bàn bạc, định ra kế hoạch sản xuất, tổ chức hợp tác liên kết trong sản xuất, trao đổi thông tin, định ra các đối sách, giá bán hàng hóa. Tổ chức tốt mối liên kết này sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho những cá nhân trong tổ chức, tránh được việc ép cấp, ép giá trong các khâu trong chuỗi cung ứng thủy sản cũng như có được tiếng nói chung trong việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
- Kiểm soát năng lực của từng khâu mắt xích trong chuỗi cung ứng. Cần rà soát, hạn chế sự gia tăng công suất chế biến ồ ạt, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng giống, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển các phương thức sản xuất mới có tính hiệu quả và bền vững để tăng sản lượng nuôi trồng có chất lượng cao, tăng giá xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản.
- Minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho người sản xuất nuôi trồng thủy sản để tổ chức sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng, góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng thủy sản phát triển ổn định.
- Thực hiện chiến lược hội nhập ngang để dịch chuyển “tiến” trong chuỗi giá trị, hướng đến làm chủ phân đoạn sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần giữ vai trò là “đầu tàu” và thậm chí  đóng vai trò là yếu tố quyết định đến sự liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
Hạn chế khâu trung gian xuất khẩu hàng hoá
- Phát triển chiến lược marketing sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản,...thông qua hình thức tiếp thị quảng cáo, đưa sản phẩm của mình đến trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng, doanh nghiệp nên nhận thức bán cái mà họ cần chứ không phải bán cái mình có.
- Cần phải có biện pháp để nhà phân phối bán lẻ nước ngoài có giải pháp tiếp thị tốt hơn cho sản phẩm của mình như chính sách hưởng hoa hồng tiếp thị cao, hưởng lãi suất chiết khấu cao trên doanh thu và điều đó giảm bớt khâu trung gian, dẫn đến giá bán của sản phẩm thủy sản sẽ cao hơn và giá trị gia tăng tạo ra cho doanh nghiệp sẽ tăng.
- Ứng dụng thương mại điện tử, tham gia, tổ chức các chương trình xúc tiến xuất khẩu cấp quốc gia, tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế và các chuyến khảo sát nghiên cứu thị trường để giúp các doanh nghiệp thủy sản tiếp cận được thị trường xuất khẩu, tiếp cận trực tiếp khách hàng tiêu dùng, thu thập được thông tin thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch tái cơ cấu sản phẩm chế biến, phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo sự khác biệt cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
- Tuân thủ các quy định chuẩn mực về an toàn vệ sinh thực phẩm của các quốc gia và vùng lãnh thổ có liên quan tới sản xuất  và tiêu thụ sản phẩm này.  Các quy  định sẽ thay đổi theo hướng nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo sức khỏe người sản xuất tiêu dùng, sức khỏe động vật nuôi và bảo vệ tốt hơn môi trường tự nhiên.
- Áp dụng các tiêu chuẩn thương mại VietGAP, GlobalGap để đạt chứng nhận về sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cá da trơn xuất khẩu.
- Thúc đẩy việc cải thiện chất lượng con giống thuỷ sản theo tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng chương trình "liên kết sản xuất giống 3 cấp" trong nuôi trồng thuỷ sản, để tạo ra giống có chất lượng có tính di truyền chọn lọc có khả năng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, chất lượng thịt phi lê cao,… phục vụ cho nuôi thương phẩm là điều cấp thiết hiện nay, để phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao GTGT cho doanh nghiệp và phát triển thuỷ sản bền vững.
- Tăng cường giám sát vùng nuôi, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất cấm, sản xuất sản phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh nghiệp nên sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu và ảnh hưởng đến rào cản nhập khẩu sản phẩm thủy sản của các nước trên thế giới.
- Tham gia chuỗi liên kết thuỷ sản xuất khẩu để tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng nguyên liệu thuỷ sản cũng như chất lượng sản phẩm chế biến, hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc.
- Không ngừng đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ hiện có và khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, hợp tác với các chuyên gia về ẩm thực để sản xuất ra các sản phẩm chế biến đạt các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bổ dưỡng cho sức khỏe.
- Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng các sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng thị trường nhập khẩu, từng phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó lựa chọn công nghệ trọn gói phù hợp, tránh đầu tư chắp vá hoặc tràn lan gây lãng phí lớn.
- Nỗ lực trong thiết kế và sáng tạo thêm nhiều công dụng mới cho bao bì của sản phẩm chế biến sẵn có giá trị gia tăng cao.
Nâng cao năng lực cạnh tranh để vượt qua các rào cản thương mại quốc tế
- Nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cần học tập những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp của các nước trên thế giới, tìm hiểu thông tin thị trường, đào tạo tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, tổ chức tham gia sự kiện xúc tiến thương mại, phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong xúc tiến thương mại xuất khẩu thủy sản để mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, cần phát triển hệ thống xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường lớn và có tiềm năng. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin về diễn biến, dự báo, nhu cầu của thị trường. Tăng cường hoạt động kết nối hợp tác, làm ăn giữa các doanh nghiệp thủy sản trong nước và nước ngoài.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
- Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nguyên liệu thủy sản bằng cách tiến hành tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ theo hướng gắn kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ từng nhóm sản phẩm; kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu trên cơ sở đưa ra quy định mã số hóa vùng nuôi, trên cơ sở đó doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thực hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm trên bao bì và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp;
- Đầu tư mạnh hơn vào công nghệ nuôi trồng thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản đầu tư để có được ao hồ nuôi thủy sản đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để nâng cao chất lượng nguyên liệu cũng như sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo một môi trường nuôi an toàn. Cần hợp tác đầu tư vào hệ thống sản xuất thức ăn, tận dụng các phụ phẩm từ nguyên liệu chế biến để tiết kiệm giá thành sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất việc kháng sinh, hóa chất tồn dư trong thủy sản nuôi, đồng thời đầu tư trang thiết bị phân tích môi trường nuôi trồng thủy sản để kịp thời kiểm soát dịch bệnh phát sinh do chất lượng nước nuôi trồng thủy sản không đảm bảo; Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phối hợp với các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhằm trang bị những công nghệ mới trong việc bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch, bảo quản trong quá trình vận chuyển để tránh lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình thu hoạch và cung ứng nguyên liệu thủy sản; Doanh nghiệp chế biến thủy sản cần chủ động đa dạng hóa hoạt động và trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Vượt qua các rào cản thương mại quốc tế
- Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến. Một trong những biện pháp để vượt các rào cản thương mại quốc tế của thị trường nhập khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và xây dựng thương hiệu vững mạnh là áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến được quốc tế công nhận như GlobalGAP. Nếu các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch thích ứng với những yêu cầu này, thách thức sẽ chuyển thành cơ hội để chúng ta phát triển bền vững. Cam kết chỉ xuất khẩu các sản phẩm có chứng nhận thu hoạch từ các vùng nuôi đạt chuẩn, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Kiểm soát và hạn chế sản lượng nuôi trồng nguyên liệu để gia tăng giá bán, tránh rào cản chống bán phá giá của nước nhập khẩu đề ra và làm chủ thị trường về sản phẩm cá da trơn xuất khẩu. Phát triển hợp tác quốc tế hỗ trợ các doanh nghiệp  vượt các rào cản thương mại, tìm cơ hội hợp tác, chia sẻ thông tin với đối tác nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện chống bán phá giá, phối hợp với các nhà nhập khẩu trong công tác truyền thông, chủ động đưa thông tin đúng và phản bác các thông tin sai về thủy sản.
- Đẩy mạnh hợp tác với các nhà nhập khẩu nhằm tìm các giải pháp vận động các nước nhập khẩu xem xét lại các quy định, tiêu chuẩn về dư lượng một cách phù hợp với thông lệ quốc tế, hạn chế những rào cản thương mại. Phối hợp với các cơ quan quản lý tăng cường chống gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh về chất lượng, nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm thủy sản.
Xây dựng quảng bá thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu, hình thành thương hiệu thuỷ sản quốc gia
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu hàng thủy sản xuất khẩu trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu và người nuôi trồng.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Việc duy trì và kiểm soát chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu cần được thực hiện ngay từ khâu cung ứng đầu vào của quá trình sản xuất, tiếp đó là khâu chế biến và đặc biệt là kiểm soát sản phẩm thủy sản đầu ra khi xuất khẩu. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu điển hình cá da trơn phải dựa trên chất lượng sản phẩm.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ thương hiệu cho hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp thủy sản cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm hay doanh nghiệp thủy sản vì hệ thống này có vai trò rất quan trọng tác động đến khả năng nhận biết và sự cảm nhận của người tiêu dùng; Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm, doanh nghiệp thủy sản tránh tình trạng bị đăng ký trước hoặc lạm dụng các thương hiệu đã có tiếng của Đà Nẵng nhưng chưa được đăng ký tại thị trường nước xuất khẩu.
Đối với Nhà nước, đặc biệt là chính quyền thành phố Đà Nẵng
Giải pháp hoàn thiện quy hoạch sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản
  Về quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Thành phố Đà Nẵng cần tổ chức rà soát lại những quy hoạch đã có và thực trạng nuôi của từng vùng để triển khai hoặc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường. Cần xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản chung cho các tỉnh, quy hoạch vùng nuôi cho từng loại thủy sản, ưu tiên hai loại thủy sản có giá trị xuất khẩu cao là cá da trơn và tôm. Bên cạnh đó, Thành phố cần sớm xây dựng những vùng sản xuất nguyên liệu an toàn với quy mô lớn và công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGap. Đồng thời cần kiểm soát sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm không cho sản lượng cung vượt quá cầu để hạn chế tối đa việc giảm giá nguyên liệu, giá bán giá xuất khẩu bị giảm làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu. Đây là hướng phát triển trong thời gian tới cần được ưu tiên hàng đầu. Việc rà soát lại quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nâng cao giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu.
  Về quy hoạch hệ thống các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu
Thành phố Đà Nẵng cần quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển công nghiệp
chế biến thủy sản một cách cân đối với phát triển nguồn nguyên liệu; quy hoạch công nghiệp chế biến thủy sản tập trung, xa khu dân cư; Kiên quyết thu hẹp hay đóng cửa các nhà máy chế biến có công nghệ lạc hậu, sản xuất không hiệu quả tác động xấu đến môi trường và sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam; Đưa ra những quy định tiêu chuẩn chung cho việc thành lập mới các nhà máy chế biến thủy sản như: vốn, vùng nguyên liệu chế biến, thị trường xuất khẩu, công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế...Khuyến khích các nhà máy chế biến thủy sản hạn chế sản xuất sản phẩm thô chưa qua chế biến xuất khẩu bằng cách đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để chuyển sang sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ cá da trơn.
Giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho hoạt động nuôi trồng và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu
Hoàn thiện các chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư phát triển NTTS. Đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng: Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh và trong giải quyết các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của người dân. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ kịp thời; Hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng - đầu tư cơ sở hạ tầng như kênh, mương, giao thông, trại giống, các trạm kiểm định dịch bệnh, mở rộng điều kiện tiếp cận vốn, tài sản đảm bảo, đối tượng đầu tư, thủ tục vay vốn, có chính sách lãi suất thích hợp.
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và nông dân thông qua cho vay theo chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làm trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành hàng có tiềm năng thị trường, có vùng nguyên liệu, có hợp đồng thủy sản với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị cho nông dân có hợp đồng thủy sản, đồng thời cần tính tới việc tăng tính linh hoạt về vốn cho nông dân; Thành phố cần khuyến khích các ngân hàng tham gia vào mối liên kết chiến lược giữa ngân hàng - doanh nghiệp - ngư dân; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP. Đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giải pháp kiểm soát quản lý chuỗi liên kết xuất khẩu thủy sản
- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu hình thành và phát triển các liên kết theo chiều ngang nhằm hỗ trợ cho những hộ nuôi trồng nhỏ lẻ có thể liên kết tạo thành những vùng nuôi tập trung với sản lượng lớn, chất lượng đồng nhất và thống nhất trong cùng một lịch thời vụ, làm cơ sở để tổ chức liên kết với các doanh nghiệp chế biến.
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện kết nối giữa vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến là giải pháp gián tiếp hỗ trợ cắt giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm và tối đa hóa hiệu quả công trình. Các hạng mục cần quan tâm trước hết là điện, giao thông, thủy lợi và thông tin.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và với tất cả các bên có liên quan đến tổ chức và vận hành các liên kết trong ngành thủy sản. Thông tin, truyền thông thường xuyên về lợi ích của liên kết trong sản xuất, kinh doanh thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng tối đa các liên kết ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất chế biến thủy sản.
Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát môi trường dịch bệnh
- Thực hiện các biện pháp đồng bộ như quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi, áp dụng quy định chứng nhận vùng nuôi an toàn chặt chẽ để cải thiện trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu; nhanh chóng triển khai nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về môi trường, công nghệ vi sinh xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi đồng bộ (thủy lợi, điện, giao thông,...), tập trung đầu tư phát triển vào công nghệ sinh học, coi đây là mũi nhọn tạo ra các công nghệ tiên tiến.
- Cải thiện kiểm soát chất lượng con giống nhập khẩu với giá rẻ từ các nước như Trung Quốc và các nước trong khu vực Thái Bình Dương; Có nhiều biện pháp khả năng thực thi nghiêm ngặt trong việc tổ chức hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác, đồng thời nghiên cứu vắc-xin trong phòng chống bệnh. Kiểm soát hoạt động nuôi trồng thủy sản tốt hơn bằng cách thay đổi hành vi của nông dân nuôi trồng theo hướng nuôi bền vững, bảo vệ môi trường.
Giải pháp khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp chế biến thủy sản nhằm nâng cao năng lực cung ứng thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản
- Đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ; Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển.
- Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể là thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch cũng như các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để bộ phận này hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, Đà Nẵng cũng tự khẳng định mình với vai trò là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế thương mại của miền Trung. Trong đó ngành thuỷ sản cũng đóng góp một phần đáng kể đưa Đà Nẵng lên một đỉnh cao mới trong quan hệ với các địa phương trong nước và các bạn bè làm ăn kinh tế với Việt Nam nói chung,với Đà Nẵng nói riêng, đưa hình ảnh của Đà Nẵng đến gần với các khách hàng, đối tác. Tạo uy tín lớn không chỉ trong nước mà còn ở các thị trường thế giới. Bài viết nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy hơn nữa những hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố ngày càng phát triển hơn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống ngư dân vùng ven biển, và đóng góp một phần ngoại tệ cho Đà Nẵng và cho đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1. TS. Lâm Minh Châu (2015), "Xuất khẩu thuỷ sản miền Trung - Những lợi thế và giải pháp phát triển", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (91), tr.16-18.
2. Cục thống kê Đà Nẵng (1/2021).
3. Bộ NNPTNT (2020), Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2030, Hà Nội.
4. Tổng cục thủy sản (2020), Đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ, Hà Nội.
5. Sở Công thương Đà Nẵng (2021), Tổng kết đánh giá công tác 05 năm (2017-2021) của Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng
6. Thành uỷ Đà Nẵng (7/2021), Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng khoá XVIII tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX.
7. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2021), Chiến lược xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, Đà Nẵng.