0236.3650403 (128)

NGÀNH DỆT MAY ẤN ĐỘ: SỰ CẠNH TRANH QUỐC TẾ - Phần 3: Hồ sơ ngành dệt may Ấn độ


3.1 Sự xuất hiện của ngành dệt may của Ấn Độ:

Trong quá khứ, Ấn Độ đã trở thành một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất trong thị trường dệt may toàn cầu. "Người ta ước tính rằng khoảng ba thế kỷ trước, Ấn độ đã sản xuất gần 25% vải của thế giới" (Rangarajan, 2007). Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ đã trải qua một sự suy giảm mạnh trong suốt thời gian xãy ra chiến tranh thế giới thứ hai. Các nhà sản xuất người Anh xâm nhập quá nhiều vào nền kinh tế Ấn Độ mà họ đã có dòng hàng hóa nước ngoài tràn vào thị trường Ấn Độ. Như Lịch sử Ox-ford của Ấn Độ đã nói, “hàng máy móc của Lancashire cùng với các chính sách thương mại tự do đã giết chết ngành công nghiệp bông của Ấn Độ” (Shah, 1985). Tình huống này được thể hiện trong bảng 3 cho thấy sự xâm nhập như vũ bão của hàng hóa nước ngoài vào Ấn Độ.

Bảng 3 Xuất khẩu hàng bông từ Lancashire vào Ấn Độ (Triệu Yards)

Năm

Hàng bông

1835

52

1907

2532

1913-1914

3159

Nguồn: Shah (1985)

Rất lâu sau khi độc lập vào năm 1947, khi chính phủ Ấn Độ đã bảo vệ cho lĩnh vực này để phát triển kinh tế của mình. Trong cuối những năm 1960, tốc độ tăng trưởng vượt trội đã được nhìn thấy trong các công ty dệt may của Tamil Nadu. Các trung tâm khác như Delhi, Mumbai và sau đó đã tăng trưởng ở Kanpur. Tự do hóa trong nền kinh tế này đã giúp trong sự hồi sinh của ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ. Sau đó, nó bắt đầu tái thiết lập lại chính mình trong thế kỷ 20, khi Anh bắt đầu mất vị trí của nó như là nhà sản xuất dệt may quan trọng nhất.

Giống như nhiều nước khác, ngành dệt may sau đó đã trở thành một trong những ngành quan trọng nhất đối với nền kinh tế Ấn Độ. Chẳng bao lâu, sau khi bãi bỏ hạn ngạch trong năm 2005, Ấn Độ tăng cường bản thân trên thị trường dệt may quốc tế. Hiện nay, nó là ngành hầu như bắt nguồn từ Ấn Độ, cung cấp việc làm trực tiếp (chính thức và không chính thức) ước tính khoảng 38 triệu người toàn quốc gia (so với khoảng 1,2 triệu việc làm trong lĩnh vực CNTT, và khoảng 650.000 đang bùng nổ quá trình kinh doanh ngành công nghiệp gia công phần mềm (Tewari, 2005 ).

Tổng quan về tăng trưởng xuất khẩu dệt may từ Ấn Độ trong thập kỷ qua đã được thể hiện trong hình 4

 

Hình 4: xuất khẩu dệt may của Ấn Độ tăng trưởng 1991-2003

Nguồn: Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc (2005)

 

Từ hình trên cho thấy nó là điều hiển nhiên, xuất khẩu dệt may của Ấn Độ đã diễn ra vào giữa những năm 1990 với Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng, tiếp theo là Vương quốc Anh và các nước EU khác sau đó. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã rất chậm trong lĩnh vực này. Trong mười năm qua không có thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là các nền kinh tế Châu Âu, gây ra cơ sở hạ tầng bị phân mảnh, lao động không có tay nghề, cơ sở cảng nghèo và cải cách lao động cứng nhắc. Nó cũng cho thấy rằng các nhà xuất khẩu Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Mỹ, mà gần đây đã làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ấn Độ do khấu hao của đồng đô la Mỹ.

3.2 Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Ấn Độ:

Ngành dệt may ở Ấn Độ là một trong những ngành chính và quan trọng nhất trong nền kinh tế, đặc biệt về thu nhập ngoại hối, việc làm và sản xuất trong nước. Ngành này hiện đang tăng trưởng 20% và chiếm 4% GDP của Ấn Độ. Nó cũng góp 14% vào sản xuất công nghiệp và khoảng 35 triệu việc làm. Toàn bộ qui mô của ngành dệt may trị giá 47 tỷ USD, trong đó thị trường trong nước là ở mức 30 tỷ USD và thị trường nước ngoài ở mức 17 tỷ USD. Ngành công nghiệp này đã thu hút Rs. 33000 crore đầu tư trong năm tài chính 2006-07, tăng đến 51 phần trăm từ Rs. 21.850 crore trong năm cũ (ASSOCHAM Report, 2008). "Sự đóng góp tỷ lệ phần trăm của hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ là 15,56% với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 7,41% và 8,15% hàng may sẵn. Tuy nhiên, Ấn Độ chỉ chiếm 3,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may thế giới "(www.thehindubusinessline.com). Và hình 5 sau đay cho thấy thị phần của Ấn Độ trên thị trường dệt may thế giới trong năm 2007.

Hình 5: Thị phần của Ấn Độ trên thị trường dệt may thế giới

Nguồn: Kavitha, (2007)

Hơn nữa, ngành công nghiệp này là ngành xuất khẩu ra nước ngoài lớn nhất của đất nước, góp 35% của tổng kim ngạch xuất khẩu. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng của việc làm cho hàng triệu người nông dân và thợ thủ công vì nó có một mối quan hệ rất chặt chẽ với các nền kinh tế nông thôn là nguồn cuối cùng của cây sợi chính như len, cotton, lụa, đay và thủ công mỹ nghệ. Theo một báo cáo gần đây, nó đã được đánh giá rằng trong mỗi sáu hộ gia đình ở Ấn Độ thì có một gia đình phụ thuộc vào khu vực này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (www.texprocil.com). Ấn Độ cũng có nhiều lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nó, nó không chỉ sản xuất số lượng bông lớn thứ hai trên thế giới, nó cũng cung cấp lao động có tay nghề cao với chi phí thấp và có sẵn phong phú của nguyên liệu.

Trong bảy năm qua, ngành công nghiệp này đang nỗ lực để phục hồi từ một giai đoạn trì trệ. Tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ thấp khoảng 3-4%. Nhưng bây giờ đã hồi phục và hiện đang tăng với tốc độ 9-10% (Landes, et.al, 2005). Tuy nhiên, các ngành công nghiệp từ vài tháng qua đã và đang trải qua thời kỳ khó khăn do sự giảm giá trị của Đô la Mỹ. Bây giờ, để xác định các phương tiện mà ngành này có thể channelize nguồn lực sẵn có của mình và kỹ năng, điều quan trọng là phải hiểu được cấu trúc của ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ.

Nguyễn Thị Tuyên Ngôn - Khoa QTKD

Nguồn dịch: The Indian textile industry: International Competitiveness By Gunja Saluja 2008 - The University of Nottingham