0236.3650403 (128)

NGUỒN VỐN ODA VỚI LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


Đỗ Văn Tính-Khoa QTKD

 

Khuôn khổ pháp lý của việc thu hút và sử dụng vốn ODA

Nghị định của Chính phủ số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 ban hành kèm theo quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số văn bản khác như Thông tư số 04/2007/TT-BCH ngày 30/7/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ban hành kèm theo Nghị định số 131 ngày 09/11/2006 của Chính phủ); Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010”; Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010; Thông tư số 03/2007/TT-BCH ngày 12/3/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình dự án ODA. Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật có liên quan của các cơ quan chức năng khác như: Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn ODA.

Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA

Tình hình vận động, xúc tiến dự án

Xét về cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng bình quân là 30,7%/năm, tăng bình quân 29,4%/năm; nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng bình quân 22,7%/năm, có tỷ trọng cao nhất là 44,8% năm 2008; nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, bình quân là 20,4%/năm, chiếm tỷ trọng bình quân24,4% /năm.

Bảng 2.3 Các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2011

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số

Triệu đồng

6,458,920.00

7,687,540.00

8,222,560.00

8,466,430.00

11,853,000.00

Phân theo nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

1. Vốn trong nước

"

5,713,910.00

6,531,470.00

6,822,270.00

7,591,440.00

10,628,02.00

   Vốn ngân sách nhà nước

"

1,549,620.00

2,303,060.00

1,846,820.00

1,287,460.00

1,802,444.00

   Vốn tín dụng

"

1,315,060.00

1,798,050.00

2,419,330.00

2,584,180.00

3,617,852.00

   Vốn tự có

"

2,460,720.00

2,049,610.00

2,185,890.00

1,988,220.00

2,783,508.00

   Vốn khác

"

388,510.00

380,750.00

370,230.00

922,410.00

1,2913,74.00

2. Vốn đầu tư nước ngoài

"

745,010.00

1,156,070.00

1,400,290.00

1,684,160.00

2,357,824.00

Phân theo ngành kinh tế

 

 

 

 

 

 

1. Nông, lâm, thủy sản

"

136,860.00

36,470.00

22,370.00

20,330.00

28,462.00

2. Công nghiệp, xây dựng

"

2,551,220.00

2,511,780.00

2,861,600.00

2,924,880.00

4,094,832.00

3. Dịch vụ

"

3,770,830.00

5,139,290.00

5,338,590.00

5,521,220.00

7,729,708.00

(Nguồn: TTXT đầu tư Tp.Đà Nẵng)

Đà Nẵng hiện đang có những bước tiến vượt bậc trong việc thu hút nguồn vốn ODA đầu tư vào các lĩnh vực nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao đời sống người dân thành phố. Tính đến tháng 11/2008, trên địa bàn thành phố đã có 11 dự án sử dụng vốn ODA do thành phố quản lý và được Chính phủ phê duyệt, gồm 7 dự án chuyển tiếp từ năm 2007 đang triển khai hoạt động và 4 dự án khác đang trong giai đoạn xây dựng nghiên cứu khả thi, lập văn kiện dự án. Đối với 7 dự án đang triển khai hoạt động đều ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện nên dự án chủ yếu hoàn thành ở mức độ phê duyệt đấu thầu và ký kết hợp đồng tư vấn (đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án Cơ sở hạ tầng ưu tiên, dự án Công nghệ thông tin, dự án Xây dựng và nâng cấp hệ thống tín hiệu giao thông). Một vài dự án đi được một nữa và hơn nữa chu kỳ và đang hoạt động hiệu quả (dự án Nghiên cứu Chiến lược Quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận, dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư dự án Cơ sở hạ tầng ưu tiên, dự án TT Đào tạo Anh ngữ Ấn Độ).

công tác thu hút lao động và tạo việc làm tại Đà Nẵng thông qua nguồn vốn ODA

Tình hình lao động và việc làm theo thành phần kinh tế

Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước

Thành phố Đà Nẵng đã có tổng số hơn 12000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp bình quân đầu người của Đà Nẵng là 80 người/1doanh nghiệp đứng vào thứ 3 so với cả nước (sau TP HCM và Hà Nội). Theo tổng kết của Bộ KH&ĐT thì có mối quan hệ thuận giữa số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người với mức thu nhập bình quân đầu người của thành phố. Bình quân số người/doanh nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương đó cao hơn các địa phương khác. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của các địa phương. Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 340.000 công nhân đang làm việc trong hơn 12.000 công ty, doanh nghiệp, trong đó hơn 50% số lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước.

Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, kể từ năm 2008 thành phố Đà Nẵng đã thu hút 212 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt trên 3,16 tỷ USD, trong đó British Virgin Island là vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư đăng ký dẫn đầu trong 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng với 37,4% tổng vốn đầu tư.

Hiện thành phố có 10 khu công nghiệp với đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu và đặc biệt đã được quy hoạch khá chuyên sâu, phù hợp với đặc thù cơ cấu đầu tư và sản xuất của từng lĩnh vực. Đến nay, đã có gần 530 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại 10 khu công nghiệp.

Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là nhà thầu các dự án ODA và các tổ chức phi chính phủ

Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là nhà thầu các dự án ODA

Chính phủ đã bổ sung, ban hành mới các quy định về pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong Nghị quyết số 14 - NQ/TW (khóa X), trong đó có việc xây dựng cơ chế để khối doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp Việt nam nói chung được nhận nguồn vốn ODA về vẫn còn là một chặng đường dài, bởi vì nguồn vốn ODA có hạn và tỷ lệ giải ngân thấp hơn các nước khác, trong khi số lượng các doanh nghiệp thì ngày càng mọc lên nhiều hơn, đồng thời sự kém minh bạch, thiếu công khai về quản lý tài chính trong nhiều công ty tư nhân ở Việt Nam hiện nay - nhiều công ty tư nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Các báo cáo tài chính gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cũng rất sơ sài, hình thức, số liệu thường thiếu chính xác và không đầy đủ.

Với nguyên nhân nêu trên, số ít các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận được nguồn vốn vay ODA. Riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tính thời điểm hiện nay chưa có doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào được vay từ nguồn vốn ODA.

Xét trên phương diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là nhà thầu tiếp cận nguồn vốn ODA, thì số lao động trong các doanh nghiệp này được phân chia thành 2 nhóm chính sau: Nhóm lao động làm việc cố định tại doanh nghiệp theo kế hoạch hoạt động kinh doanh gắn với thị trường - khách hàng trong nước và nhóm còn lại làm việc theo dự án, mà đặc biệt là các dự án có chu kỳ sống dài như ODA.

Số lao động đang làm việc theo dự án tại các doanh nghiệp là nhà thầu các dự án ODA giai đoạn 2009 – 2011 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

Doanh nghiệp

                       Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

SL (người)

TT (%)

SL (người)

TT (%)

SL (người)

TT (%)

Tổng Cty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam

Tổng

168

100

222

100

246

100

Theo giới tính:

                        - Nam

                        - Nữ

 

145

 23

 

86,3

13,7

 

196

 26

 

88,3

11,7

 

220

26

 

89,4

10,6

Theo trình độ CM:

                        - Sau ĐH

                        - ĐH

                        - CĐ, TC

                        - Khác

 

 

41

20

107

 

 

24,4

11,9

63,7

 

 

40

22

160

 

 

18,0

9,9

72,1

 

 

45

21

180

 

 

18,3

8,5

73,2

Theo đầu mối quản lý:

                        - CBQL

                        - N.viên

                        - Khác

 

5

12

151

 

3,0

7,1

89,9

 

7

15

200

 

3,1

6,8

90,1

 

10

18

218

 

4,1

7,3

88,6

Theo tính chất công việc:

                        - T.tiếp

                        - G.tiếp

 

165

3

 

98,2

1,8

 

218

4

 

98,2

1,8

 

240

6

 

97,6

2,4

Theo HĐLĐ:

                        - Dài hạn

                        - Ngắn hạn

 

100

68

 

59,5

40,5

 

140

82

 

63,1

36,9

 

154

92

 

62,6

37,4

Công ty TNHH Tư vấn Cơ sở hạ tầng, Môi trường và xã hội (SEI Consultants)

Tổng

223

100

340

100

410

100

Theo giới tính:

                        - Nam

                        - Nữ

 

194

29

 

87,0

13,0

 

286

54

 

84,2

15,8

 

352

58

 

85,9

14,1

Theo trình độ CM:

                        - Sau ĐH

                        - ĐH

                        - CĐ, TC

                        - Khác

 

 

56

34

133

 

 

25,1

15,2

59,7

 

 

68

40

232

 

 

18,0

11,8

68,2

 

 

66

50

294

 

 

16,1

12,2

71,7

Theo đầu mối quản lý:

                        - CBQL

                        - N.viên

                        - Khác

 

8

18

197

 

3,6

8,1

88,3

 

12

29

299

 

3,5

8,5

88

 

19

37

354

 

4,6

9,0

86,4

Theo tính chất công việc:

                        - T.tiếp

                        - G.tiếp

 

219

4

 

98,2

1,8

 

334

6

 

98,2

1,8

 

401

9

 

97,8

2,2

Theo HĐLĐ:

                        - Dài hạn

                        - Ngắn hạn

 

134

89

 

60,1

39,9

 

187

153

 

55,0

45,0

 

214

196

 

52,2

47,8

                                                                                           (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Lao động đang làm việc tại các tổ chức phi chính phủ

Tình hình lao động tại các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thành phố không giống như lao động làm việc theo dự án tại các doanh nghiệp là nhà thầu các dự án ODA ở chỗ số lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với số lao động nam, điều này là do tính đặc thù của công việc gắn với từng chương trình dự án - các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì phúc lợi, an sinh xã hội, môi trường, hay phát triển cộng đồng,..đòi hỏi tính thủ công, cẩn thận và sự khéo léo cao trước những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Đa số lao động nam của các tổ chức này thường là những chuyên viên nghiên cứu dự án, một số ít nằm trong đội ngũ quản lý. Qua 3 năm 2009-2011 lao động của các tổ chức có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 10% lao động, do các tổ chức này ngày càng tập trung vào các chương trình/dự án phát triển bền vững dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và của Thành phố.

Đánh giá chung

Đặc điểm cung cầu lao động từ các chương trình - dự án ODA

Làm việc cho một công ty nước ngoài với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn cùng nghiều đãi ngộ tốt, làm việc trong một công ty hay một tập đoàn nước ngoài là mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Nhưng không hẳn là ai giỏi chuyên môn cũng có thể ứng tuyển được vào công ty nước ngoài, hoặc có thể vào làm rồi nhưng không thích nghi được.

Nghiên cứu hướng phát triển của công ty, không nhất thiết xem công ty nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho việc thăng tiến nghề nghiệp, đó là lời khuyên của các chuyên viên trong lĩnh vực tư vấn nhân sự dành cho người lao động thích chọn vào làm việc ở công ty nước ngoài.

Điểm giống nhau ở nhiều người lao động hiện nay là thích vào làm việc cho công ty nước ngoài hơn các loại hình công ty khác. Người lao động nào từng làm việc ở công ty nước ngoài đều nhận ra những điểm thuận lợi lớn tại đây, như thu nhập cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng tiến. Đặc biệt, môi trường làm việc giúp nhân viên trau dồi ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Đây là điều mà bất kỳ ai vừa mới ra trường cũng ao ước. 

Một điểm hấp dẫn khác là mức lương khá cao so với các công ty trong nước. Cùng vị trí, một công ty nước ngoài thường trả lương cao gấp 2-3 lần so với công ty trong nước. Bên cạnh đó, đa số các công ty nước ngoài đều có những chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên như các chương trình huấn luyện trong hoặc ngoài nước,đi du lịch, mua bảo hiểm ở mức cao... 

Nhiều người còn thích chọn làm việc tại các công ty nước ngoài bởi sự cạnh tranh dù "khốc liệt" nhưng lại công bằng và dựa trên năng lực mỗi người. Một môi trường làm việc được xem là lý tưởng nếu đáp ứng 3 yếu tố chính: Quan hệ giữa sếp - nhân viên và đồng nghiệp thân thiện; mức thu nhập tương ứng năng lực; có cơ hội học hỏi và phát triển, các công ty nước ngoài thường bảo đảm 3 tiêu chí trên, tạo ra môi trường tốt để giữ nhân viên và thu hút lao động chất xám. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi đặt mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp ở công ty nước ngoài. Đòi hỏi tuyển dụng của các công ty nước ngoài rất gắt gao: Nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ khá, có kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, có kỹ năng quản lý, giao tiếp tốt, có năng lực làm việc đội nhóm, chịu được áp lực công việc cao...Để bước chân vào những công ty như vậy có thật sự dễ dàng,và bí quyết nào để dễ dàng trở thành một nhân viên trong môi trường làm việc mơ ước này.

Để ứng tuyển vào môt công ty nước ngoài, yêu cầu đầu tiên là phải thông thao ngoại ngữ. Vì ngôn ngữ chính được sử dụng trong các công ty nước ngoài đa phần là tiếng Anh, hoặc tiếng Nhật, Trung, Hàn… ở những công ty châu Á. Thứ hai làphải hòa nhập được với văn hóa của công ty, mỗi công ty sẽ có những văn hóa khác nhau, nếu như không thích nghi được thì bạn sẽ khó mà tồn tại được lâu trong một môi trường nơi mà bạn cảm thấy không thoải mái, và làm việc không hiệu quả là điều dễ hiểu.

Trước khi quyết định ứng tuyển vào một công ty nào đó thì người lao động phải tìm hiểu về văn hóa, cách làm việc hay chính sách của công ty đó, để chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng khi làm việc cho công ty đó. Với sự chuẩn bị cũng như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mình, chỉ cần bạn có nhiều hơn sự tự tin, khả năng diến đạt, xử lý tình huống và chủ động nhiều hơn trong việc thể hiện những khả năng của mình cũng như nắm bắt những cơ hội tốt nhất thì công việc trong doanh nghiệp nước ngoài của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Đối với các tổ chức phi chính phủ, ngoài những yêu cầu như đã nêu (Chẳng hạn như tốt nghiệp Đại học, Ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Trung với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; ưu tiên khác,...); Chịu trách nhiệm, phản ánh, giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc phụ trách với đối tác nước ngoài; theo dõi và báo cáo các vấn đề liên quan đến công nợ, tài chính, kế hoạch trả tiền, kế hoạch thanh toán hàng; các công việc khác sẽ trao đổi cụ thể khi phỏng vấn; và hơn hết đó là linh hoạt, cơ động di chuyển thường xuyên, áp lực trong lĩnh vực này là khá cao, thông thường người lao động nói chung và ở Đà nẵng nói riêng rất khó thích nghi....

Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA gắn với thu hút lao động vàtạo việc làm

Tăng cường mở rộng sự tham gia của người lao động vào các chương trình,dự án

Trong toàn bộ chu trình quản lý dự án, sự cam kết của chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong việc huy động sự tham gia của người dân cũng như vận động các nguồn lực sẵn có của địa phương mà đặc biệt là nguồn lao động để thực hiện dự án. Khi đã có đầy đủ các yếu tố này cùng với việc quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía dự án thì các hoạt động của dự án sẽ có hiệu quả và bền vững. Việc xây dựng quy trình hỗ trợ cần dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của người dân thông qua các cuộc họp cộng đồng, các ban quản lý dự án tổng hợp và chuyển lên quản lý cấp thành phố. Trên cơ sở đó thành phố tập hợp và biên soạn quy trình hướng dẫn phù hợp. Đối với việc xây dựng kế hoạch hàng năm, ban quản lý dự án cần xác định nhu cầu thực tế của địa phương và người hưởng lợi trước khi xây dựng kế hoạch hàng năm cho phù hợp; Đối với việc theo dõi, giám sát dự án khi thực hiện, các ban quản lý dự án cần thiết lập cơ chế phối hợp, chỉ đạo và giám sát phù hợp theo hướng tăng cường tính chủ động của địa phương bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả.

Giải quyết vốn đối ứng

Vốn đối ứng là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trên cơ sở hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Vốn đối ứng không áp dụng đối với các khoản vay nợ và viện trợ không hoàn lại mà trong hiệp định ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam đóng góp. Trong các trường hợp này, sẽ sử dụng tối đa nguồn vốn ngoài nước để thực hiện dự án. Một số dự án cần có vốn đầu tư trong nước đã ghi trong quyết định đầu tư sẽ được cân đối theo khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao các Bộ và Địa phương.

Để khắc phục tình trạng không thu hồi được vốn đối ứng nhằm đảm bảo tiến độ thi công các dự án trên địa bàn thành phố, chính quyền địa phương các quận huyện trực thuộc thành phố cần tích cực tháo gỡ  khó khăn thông qua việc tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của của từng dự án, từ đó tích cực tham gia, tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp tiền đối ứng. Quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng các công trình dự án vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội phải được đưa ra trình HĐND thành phố để thông qua được cho là một giải pháp khắc phục một phần hạn chế này. Theo đó, tất cả các công trình dự án khác đều được đấu thầu xây dựng, quản lý. Chi phí xây dựng công trình cần thoát khỏi mức quy định mức cứng nhắc về vốn đối ứng của người dân là 10% như hiện nay mà khi người dân có nhu cầu hưởng lợi phải đăng ký với nhà thầu, tuỳ theo điều kiện của từng hộ mà số tiền phải nộp khác nhau. Nếu áp dụng theo hướng mở này sẽ mở ra hướng thu vốn đối ứng trong xây dựng các công trình dự án. Ngoài ra, đây còn là điều kiện thu hút doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần khắc phục những hạn chế trong việc xây dựng công trình dự án trên địa bàn thành phố.

Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng gắn với công tác thu hút lao động và tạo việc làm

Có chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng của thành phố. Từng bước đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động vốn trong xã hội tập trung cho đầu tư phát triển, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hình thức hợp tác công - tư; thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình phát triển.

Tập trung vốn ODA hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tăng trưởng với công tác thu hút lao động và tạo việc làm

Đẩy mạnh thu hút vốn ODAđi đôi với tăng cao tỷ trọng vốn thực hiện. Tập trung kêu gọi đầu tư vào Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung, ưu tiên các dự án công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm bắt tình hình triển khai các dự án, kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để thúc đẩy sớm triển khai các dự án. Đẩy mạnh xúc tiến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đi đôi với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn. Tiếp tục xúc tiến, vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ NGO cho các tổ chức xã hội, các đối tượng dễ bị tổn thương.

Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với nước ngoài đã thiết lập quan hệ. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, quy mô hợp lý, tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, công trình phục vụ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai và các công trình bức thiết khác. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm theo kết luận của Thường trực Thành ủy và các công trình: Nhà khách thành phố, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, các khu tái định cư Nam Cầu Cẩm Lệ, Khu tái định cư phục vụ giải tỏa Sân vận động Chi Lăng, và chương trình chống ngập úng nghiêm trọng tại một số khu vực dân cư.

Đầu tư phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người lao động

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trên địa bàn thành phố còn phải biểu hiện ở nội dung công tác an sinh phúc lợi xã hội, Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nhưng chính quyền thành phố cần ưu tiên bố trí tăng thêm nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng lúc, thực hiện điều chỉnh tăng lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức; tăng lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp và quy định thống nhất lương tối thiểu đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghệ thông tin cũng cần được tích cực triển khai nhằm góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng cần được tập trung chỉ đạo. Ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của thành phố. Phát triển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; con, em gia đình chính sách để có nhiều cơ hội việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động.

Thông qua nguồn vốN ODA, các tổ chức, doanh nghiệp là chủ đầu tư cần thiết có kế hoạch chiến lược biến đổi nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đạt được kết quả này sẽ góp phần thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, đào tạo nghề, tạo việc làm. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo, khá giả.

Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA còn có thể hướng đến phát triển mạnh các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với đất nước, đảm bảo đời sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi cư trú; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo để hỗ trợ những người yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi cho họ tự vươn lên hoà nhập cộng đồng.

Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đảm bảohấp dẫn và thu hút lao động, tạo việc làm - đẩy lùi thất nghiệp

Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác tài chính tại các ban quản lý dự án để có thể phát hiện ngay các sai sót nhằm đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Đồng thời xây dựng cẩm nang hướng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, nhà tài trợ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó phát cho các dự án, hướng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án. Ngoài ra, cần phải sử dụng công tác kiểm toán độc lập định kỳ. Các kết quả kiểm toán sẽ giúp ích rất nhiều cho Bộ và vụ chức năng trong việc xây dựng quy chế giám sát phù hợp và có những quyết định điều chỉnh kịp thời đối với các dự án.

Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án. Cần xây dựng và thiết lập hệ thống đánh giá mang tính thống nhất cho các dự án, giúp cho việc cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ hiệu quả. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các thông tin và phải được gửi định kỳ là 6 tháng/năm. Ngoài ra, các ban quản lý dự án, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của mình cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án thông qua các chuyến công tác thực tế tại địa bàn dự án để từ đó kịp thời phát hiện được những tồn tại, khó khăn thực tế của dự án và có những điều chỉnh cần thiết.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của ban quản lý dự án thành phố với các quận huyện và của ban quản lý dự án cấp quận huyện đối với người hưởng lợi. Cần phải khắc phục tính hình thức trong công tác theo dõi, giám sát; mặt khác phải nâng cao chất lượng công tác theo dõi, kiểm tra theo hướng tập trung vào các nội dung đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra của dự án; đánh giá việc chấp hành các quy định tài chính, chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ và nhà tài trợ; giám sát đánh giá tiến độ giải ngân; giám sát chất lượng thực hiện dự án. Việc thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp dự án có được thông tin đầy đủ cả từ phía người hưởng lợi lẫn các cơ quan đối tác, giúp kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, sai sót gây chậm trễ việc thực hiện dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, điều chỉnh làm cho dự án có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần thiết xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý thông tin (MIS), giám sát tại mỗi ban quản lý dự án và cho toàn dự án. Thực tế hiện nay tại các Dự án ở Việt Nam nói chung và các dự án do thành phố quản lý nói riêng, hầu hết các dự án đều có hợp phần liên quan đến việc giám sát, theo dõi dự án, nhưng công tác này chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Dẫn đến các thông tin theo dõi và phản hồi phục vụ cho việc giám sát và đánh giá dự án không được đầy đủ. Vì vậy, khi đánh giá dự án, các bên hầu như không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là các dự án do thành phố quản lý cần thiết lập một hệ thống báo cáo thống kê phù hợp, lưu trữ lại toàn bộ thông tin của dự án từ khâu thiết kế ban đầu đến khâu thực hiện và kết thúc dự án nhằm kịp thời theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện dự án cũng như có hướng điều chỉnh cần thiết bảo đảm dự án hoạt động hiệu quả, đúng tiến độ đề ra.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các dự án. Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dự án cho đội ngũ chủ chốt này. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các Trưởng ban dự án vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các dự án do địa phương thực hiện. Ngay cả việc bổ nhiệm phải được xem xét công khai trên cơ sở cụ thể hoá yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và các qui định của nhà tài trợ, trình độ tiếng Anh,... tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay do đã làm quản lý lâu như hiện nay.