0236.3650403 (128)

Những quy tắc của các ngân hàng 'quá lớn để sụp đổ' được tiết lộ bởi các nhà điều hành toàn cầu


Những quy tắc toàn cầu mới để ngăn chặn các ngân hàng "quá lớn để sụp đổ" được giải cứu bởi người nộp thuế đã được đề xuất. Các quy tắc, được thiết lập bởi Hội đồng ổn định tài chính (FSB), một cơ quan giám sát toàn cầu, sẽ yêu cầu các ngân hàng lớn giữ nhiều tiền hơn để tránh khỏi thua lỗ.

Mark Carney, Chủ tịch FSB và thống đốc của Ngân hàng Anh, cho biết những kế hoạch là điểm mở đầu. Ông cho biết nó "hoàn toàn không công bằng" cho người nộp thuế khi bảo lãnh cho các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009."Các ngân hàng và các cổ đông và chủ nợ của họ nhận lợi tức khi mọi thứ đều ổn. Nhưng khi họ đã đi sai đường các thế hệ dân chúng tiếp theo của Anh là người chi trả - và đó là sẽ kết thúc," ông nói với BBC.

Ông Carney giải thích rằng hệ thống mới sẽ đảm bảo rằng các cổ đông ngân hàng và các trái chủ- người cho ngân hàng vay, sẽ trở thành những người đầu tiên gánh chịu thua lỗ trong tương lai nếu các ngân hàng không thể trả hết vốn của họ. "Thay vì yêu cầu công chúng, các chính phủ, và người nộp thuế cứu các ngân hàng khi mọi thứ đổ vỡ; các chủ nợ của các ngân hàng, các định chế lớn nắm giữ nợ của các ngân hàng - không phải người gửi tiền - sẽ trở thành cổ đông mới của các ngân hàng nếu các ngân hàng phạm sai lầm. Hãy đối mặt với nó, hệ thống chúng ta đã dựng lên đến bây giờ đã hoàn toàn không công bằng"

Cái đệm lớn hơn

Chính phủ các nước trên thế giới đã chi hàng trăm tỷ bảng giải cứu các ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08. Lúc cao điểm tại Anh, trợ cấp trực tiếp của người nộp thuế cho các ngân hàng đứng ở mức hơn 1000 tỉ bảng theo một báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, các nhà lãnh đạo thế giới yêu cầu FSB đưa ra các đề xuất để ngăn chặn kế hoạch giải cứu tương tự xảy ra trong tương lai. Các quy tắc mới được đề xuất, chúng được lên kế hoạch để được tư vấn và sẽ có hiệu lực vào năm 2019, đòi hỏi " các ngân hàng quan trọng có hệ thống toàn cầu" nắm giữ một lượng tiền mặt tối thiểu để đảm bảo chúng sẽ có thể để tồn tại khi tổn thất lớn xảy ra mà không chuyển sang chính phủ giúp đỡ.

Vốn tự có nên có giá trị 15-20% tổng tài sản của ngân hàng, FSB cho biết. Đó là một chiếc đệm lớn hơn nhiền để chống lại thiệt hại cao hơn yêu cầu của các quy tắc ngân hàng hiện nay. FSB hy vọng chính sách mạnh mẽ hơn này sẽ ngăn người nộp thuế bị buộc phải trả hàng tỷ bảng Anh một lần nữa để ngăn chặn các ngân hàng lớn khỏi sụp đổ, trong một cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Anthony Browne của Hiệp hội các Ngân hàng Anh đã hoan nghênh các đề xuất. "Ngành công nghiệp ngân hàng hỗ trợ mạnh mẽ công việc này, đó là một bước rất quan trọng trong việc chấm dứt "quá lớn để sụp đổ " và đảm bảo rằng không bao giờ người nộp thuế phải bước vào một lần nữa để bảo lãnh cho các ngân hàng. Chúng tôi đồng ý với những mục đích và mục tiêu của đề án về khả năng hấp thụ thiệt hại toàn bộ ('TLAC'), rằng cần phải có đủ nguồn lực sẵn có để hấp thụ thiệt hại trong trường hợp thất bại ngân hàng và cung cấp vốn mới để đảm bảo các chức năng kinh tế quan trọng có thể tiếp tục được cung cấp, "ông nói.

Ít sự gián đoạn

"Hiệp định về đề xuất cho một tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trên khả năng hấp thụ thiệt hại toàn bộ cho [các ngân hàng lớn] là một bước ngoặt trong việc chấm dứt" quá lớn để sụp đổ "cho các ngân hàng", ông Carney nói. Một khi thực hiện, các thỏa thuận này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng có hệ thống toàn cầu được giải quyết mà không cần đến trợ cấp nhà nước và không có sự gián đoạn đến hệ thống tài chính rộng lớn hơn."

Theo biên tập viên kinh doanh của BBC Kamal Ahmed, các nhà phân tích ước tính các yêu cầu về vốn mới có thể chi phí 200 tỉ euro (157 tỉ bảng anh) cho riêng các ngân hàng của châu Âu, với chi phí cho các ngân hàng lớn trên toàn cầu ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc có thể cao hơn nhiều.

FSB đã công bố danh sách 30 ngân hàng được xem là " quan trọng có hệ thống ", có nghĩa là sự sụp đổ của chúng có thể có một tác động rộng lớn hơn lên hệ thống tài chính toàn cầu. Tại Anh, các ngân hàng Barclays, Standard Chartered, HSBC và Ngân hàng Hoàng gia Scotland. Lloyds Banking Group đã được gỡ bỏ khỏi danh sách khi tác động tiềm năng của nó đối với hệ thống tài chính đã giảm trong những năm gần đây. Chính phủ Anh đã dành khoảng 65 tỉ bảng anh trực tiếp giải cứu RBS và Lloyds trong cuộc khủng hoảng. Chính phủ vẫn sở hữu 80% trong RBS và 25% của Lloyds.

ThS. Lê Nguyễn Ngọc Quyên – Khoa QTKD

Nguồn: http://www.bbc.com/news/business-29982181