0236.3650403 (128)

Nội dung của quy trình cho vay


Ni dung ca quy trình cho vay

* Bước1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay

Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệTD lành mạnh và cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng cũng như chứng minh được tính hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tự nguyên xin cấp tín dụng của 

            Sốlượng giấy tờphụthuộc vào:

            - Loại khách hàng: Tuỳtheo khách hàng là cá nhân hay khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng quan hệlần đầu hay đã có quan hệvới ngân hàng mà sốlượng giấy tờ trong hồ sơ tín dụng khách nhau.

            - Loại và kỹ thuật cấp tín dụng:

            - Quy mô tín dụng

Nhìn chung, những thông tin mà khách hàng phải cung cấp có thể phân thành 4 nhóm như sau:

            + Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.

+ Những tài liệu chứng minh khả năng sửdụng vốn tín dụng và khảnăng hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng.

 + Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện vay đặc thù

Để thu thập được những thông tin trên Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải nộp cho ngân hàng những giấy tờ sau:

Giấy đề nghị vay vốn

Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng như: giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.

Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.

Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất

Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay

Các giấy tờl iên quan khác nếu cần thiết.

Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên ngân hàng trong giai đoạn này là tiếp xúc, thông báo điều kiện vay đối với từng khách hàng cụ thể với những mục địch sử dụng vốn đã định. Nhân viên có trách nhiệm hướng dẫn cho khách hoàn chỉnh các thủ tục, giấy tờ. Thời gian thực hiện giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng. Kết thúc giai đoạn là hành vi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay. Tuỳ theo thể thức cấp tin dụng mà nhân viên ngân hàng có thể trao giấy hẹn phỏng vấn, tham quan cơ sở vật chất, thẩm định TS đảm bảo và thời gian thông báo kết quả.

* Bước 2. Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng trong tương lai về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là phát hiện những trường hợp có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng, dự tính khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp để nhận định về thái độ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay. 

* Bước 3. Quyết định cho vay

Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khâu sau và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng của ngân hàng, đây cũng là khâu rất khó xử lý và rất dễ dẫn đến quyết định sai lầm đó là:

Từchối cho vay đối với một khách hàng tốt dẫn đến thiệt hại vềuy tín của ngân hàng và mất cơ hội cho vay.

Cho vay đối với một khách hàng không tốt dễ dẫn đến thiệt hại vềtài chính do nợ quá hạn hoặc không thể thu hồi nợ.

Cơ sở để ra quyết định tín dụng: ngoài các thông tin được chuyển giao ở giai đoạn trước, người ra quyết định còn cần phải dựa vào những cơ sở sau:

            + Thông tin cập nhật từ thị trường và các cơ quan chức năng

            + Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước.

            + Nguồn cho vay của ngân hàng

            + Kết quả thẩm định tín dụng

Quyền phán quyết tín dụng: có 2 cách:

     + Cách 1: Người ra quyết định thường là những nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và uy tín tại ngân hàng. Việc phân công nhiệm vụ này phụ thuộc vào chính sách và phương pháp quản trị của mỗi ngân hàng. Có thể tập trung quyền ra quyết định cho một người như Giám đốc, hoặc nhóm người như Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản trị.

Ưu điểm của cách này làm cho ngân hàng dễ dàng điều hành và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo mục tiêu định sẵn.

Nhược điểm: Rất khó cho ngân hàng khi họ có một sốlượng khách hàng lớn. Ngoài ra, có thể dẫn đến tiêu cực. Hơn nữa, tạo cho nhân viên cấp dưới có sự ỷl ại khi tham gia thẩm định nhất là khi không có sự phân định rõ ràng được trách nhiệm của các cá nhân khi tham gia vào quá trình hình thành nên quyết định tín dụng. Cách này chỉ thích hợp với ngân hàng nhỏ.  

            + Cách 2: Thường gặp trong hoạt động tín dụng ngày nay là phân quyền bằng việc quy định các mức phán quyết tín dụng cho từng cấp nhân viên. Mức phán quyết của từng cấp nhân viên phụ thuộc vào: kinh nghiệm của nhân viên, thời hạn cấp tín dụng, loại cho vay (chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, có đảm bảo, không có đảm bảo), đồng tiền cấp (nội, ngoại tệ). Cách này muốn phát huy hiệu quả, nhà quản trị phải xác định rõ trình độ và kinh nghiệm của từng nhân viên tham gia vào giai đoạn này, từđó quy định số tiền tối đa mà họ được quyền phán quyết.

Ưu điểm: sẽ phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị, giảm thời gian lưu giữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.

Nhược điểm: phương pháp tuy nhanh nhưng không đảm bảo tính chính xác và khách quan khi có kết quả quyết định tín dụng và kết quả khâu thẩm định trái ngược nhau.

Kết thúc giai đoạn này, nhà quản trị phải tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng nếu được cấp, lượng định những rủi ro có thểxảy ra để dự kiện thu nhập có được từ khoản tín dụng được cấp. Kết thúc giai đoạn này được xác định bởi các văn bản thểhiện kết quả ra quyết định tín dụng. Nếu từ chối, ngân hàng có văn bản, nêu ra lý do từ chối và người ra quyết định phải ghi ý kiến từ chối lên giấy đề nghị cấp tín dụng cũng như hồ sơ xin cấp tín dụng. Nếu chấp thuận: ngân hàng sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng cùng với các hợp đồng liên quan. Đây là hành vi pháp lý quan trọng để làm cơ sở giao vốn cho người vay và kiểm soát việc thu hồi vốn cấp. Nếu hợp đồng tín dụng được ký kết với các điều khoản rõ ràng, cụ thể thì công tác giám sát tín dụng ởgiai đoạn sau sẽ thuận lợi.

            Lưu ý cần phân biệt rõ trách nhiệm giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp lý của các yếu tố liên quan đến khoản tín dụng như mục đích, số tiền, thời hạn, điều kiện giải ngân, cách thu nợ,..., Người ký hợp đồng là ngưòi đại diện theo  pháp luật của ngân hàng  để ký vào văn bản xác lập các nghĩa vụ và quyền hạn của 2 bên trong quan hệ  tín dụng (tổng giám đốc, giám đốc). Người này có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác. Tuy nhiên, người ra quyết định tín dụng không được uỷ quyền cho người khác, việc thay đổi người ra quyết định tín dụng phải tiến hành theo trình từ nghiêm ngặt của ngân hàng.

* Bước 4. Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng gắn liền với vận động của hàng hoá, đó là việc phát tiền vay phải có hàng hoá đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. Phương thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng. Theo tính chất nghiệp vụ, chia 2 loại:

            + Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần tuý trong hạn mức tín dụng, không đòi hỏi thêm bất cứ điều kiện nào (thường áp dụng cho loại hình cho vay tiêu dung, cho vay hộ sản xuất, mức vay nhỏ).

            + Giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền khi hợp đồng có quy định những điều kiện ràng buộc cho việc giải ngân. Trong trường hợp này có các tình huống:

* Ngân hàng có thể từ chối cấp tiền vay khi những điều kiện để đảm bảo môi trường tốt cho khoản tin dụng, những vấn đề liên quan đến chính sách đầu tư, thuê, những điều kiện về vốn đối ứng không được đáp ứng.

* Ngân hàng chỉ cấp tiền vay theo những điều kiện ràng buộc của hợp đồng nhưng những điều kiện ràng buộc chưa được đáp ứng thì vốn vay chưa được giải ngân.

Tuỳ theo mỗi loại và kỹthuật cho vay khác nhau mà phương pháp giải ngân khác nhau. Thường có các phương pháp chính như:

            + Cho vay mua hàng tồn kho, máy móc thiết bị thì phương pháp giải ngân của ngân hàng là trả thẳng cho bên bán dựa trên các chứng từ cung cấp hàng hoá.

            + Khi cho vay đểt hực hiện các dựán đầu tư, việc giải ngân căn cứ vào khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Việc phát tiền vay dựa trên cơ sở biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạn mục công trình. Nếu bên ngoài nhận thầu thì chuyển trả thẳng cho bên nhận thầu.

            + Đối với kỹt huật chiết khấu, factoring, cho vay theo tỷlệhàng tồn kho, khoản phải thu, việc giải ngân được thực hiện bằng cách chuyển vào tài khoản tiền gởi thanh toán của người vay.

            + Cho vay để mua hàng nông sản, thuỷ sản thì giải ngân theo tiến độ mua hàng. Cơ sở giải ngân là dựa vào mức tồn kho hàng hoá và biên bản kiểm tra hàng tồn kho của ngân hàng.

* Bước 5. Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng vay

(1). Giám sát tín dụng:  là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng như:

            + Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích không

            + Kiểm soát mức độrủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn

            + Theo dõi thực hiện các điều khoản cụthểđã thoả thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm đểcó những ứng xử kịp thời

            + Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộphận có liên quan tại ngân hàng

            Các phương pháp giám sát mà ngân hàng thường áp dụng:

            + Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng 

            + Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ

            + Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh

            + Kiểm tra việc đảm bảo tiền vay

            + Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệvới khách hàng khác

            + Giám sát qua những thông tin khác.

(2). Công tác thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụtrảnợcho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng. Các phương pháp thu nợ:

            + Thu gốc và lãi một lần vào cuối kỳ hạn trảnợ.

            + Thu nợgốc 1 lần khi đến hạn, thu lãi định kỳ

            + Thu nợgốc và lãi theo nhiều kỳ hạn

            Thủt ục thu nợ: trước ngày đáo hạn trảnợ, ngân hàng thường thông báo cho khách hàng biết số nợ phải thanh toán và ngày thanh toán bằng các hình thức như thông báo bằng thư, qua bưu điện, trực tiếp, bằng điện thoại hay qua mạng. Trong quá trình giám sát thu nợ, ngân hàng thường áp dụng một số biện pháp sau:

            + Điều chỉnh kỳ hạn nợ

            + Chuyển nợquá hạn các khoản nợđến hạn nhưng chưa thu được

            + Coi các kỳ hạn sau đều đến hạn và chuyển nợ quá hạn số nợcòn lại

            + Khi đáo hạn mà khách hàng không trảđược do nguyên nhân khách quan, nếu có nhu cầu và hội đủ các điều kiện, ngân hàng xem xét để gia hạn nợ. Việc gia hạn nợ(kéo dài thời hạn trả) sẽ quay lại giai đoạn 2.

            + Đảo nợ: là ký hợp đồng mới đểthanh lý hợp đồng cũ. Phương pháp này chỉáp dụng trong một số trường hợp nhất định nhưngân hàng cho vay ngắn hạn thuộc đối tượng trung dài hạn do ngân hàng không có nguồn vốn tương ứng hay do nhu cầu quản trị danh mục cho vay, ngân hàng phải cấu trúc lại nợ

(3). Tái xét tín dụng và phân hạn tín dụng: Tái xét tín dụng là việc tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng của khoản tín dụng, qua đó phát hiện các rủi ro đểcó hướng giải quyết kịp thời. Qua đó đánh giá được hiện trạng tín dụng của ngân hàng. Cách thc tái xét tín dng:

            + Nghiên cứu, dựđoán những khảnăng đối lập với hiện trạng tài chính của khách hàng, nhất là khảnăng gây bất lợi cho ngân hàng

            + Thẩm định khảnăng trảnợcủa khách hàng và những biến động vềnguồn trảnợ

            + Đánh giá lại năng lực của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của họ và cách xửlý các tình huống mới nảy sinh

     + Đánh giá lại khả năng trảnợ  của khách hàng dưới sự tác động của những thay đổi trong chính sách kinh tế của đất nước

     + Kiểm tra hồ sơ tín dụng, đảm bảo trong hồ sơ có chứa tất cảnhững thông cần thiết để có thểthẩm định khoản tín dụng đã cấp

     + Kiểm tra quá trình giám sát tín dụng của nhân viên ngân hàng

Sau khi tái xét tín dụng, ngân hàng sẽxếp loại các khoản tín dụng được xem xét theo các tiêu chí khác nhau như:

+ Theo chất lượng tín dụng

+ Theo khảnăng hoạt động, quy mô vốn vay của khách hàng.

+ Theo khảnăng thu hồi.

Cách tổchức xem xét và phân loại phụthuộc vào khảnăng quản trị, trình độ nghiệp vụ, quy mô kinh doanh ngân hàng. Đây được xem là công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, đúng hướng và có hiệu quả. Đối với ngân hàng lớn, việc tổchức hoạt động này được thực hiện ở bộ phận độc lập và trực thuộc giám đốc. Đối với ngân hàng có quy mô vừa, bộ phận này được tổ chức ở phòng tín dụng và được giao cho một vài nhân viên chuyên thực hiện nhiệm vụ này. Đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, việc xem xét lại tín dụng do các nhân viên tín dụng đảm nhận luôn. Các giấy tờ trong giai đoạn này được bổ sung vào hồ sơ tín dụng.

(4). Xửlý nợquá hạn, nợ có vấn đề: Nợ quá hạn là những khoảng nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Trong trường hợp này, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ. Có 2 hướng để xử lý nợquá hạn là khai thác và thanh lý.

* Bước 5: Thanh lý hợp đồng tín dụng: khâu này bao gồm các công việc:

- Thu nợ cả gốc và lãi: có các hình thức thu nợgốc và lãi sau:

Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn

Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ

Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn

Tái xét hợp đồng tín dụng: đi phân tích tín dụng khi khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xửlý kịp thời.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng:khi khách hàng đã hoàn tất hết nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.

Nguyễn Thị Minh Hà-QTKD