0236.3650403 (128)

PHÂN CỤM DU LỊCH VÀ ĐỔI MỚI-ĐƯỚNG DẪN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ DU LỊCH CHÂU ÂU (phần 1)


Nghiên cứu “Phân cụm du lịch và đổi mới – đường dẫn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế”của Sara Nordin đã kế thừa lý thuyết cụm nghiệp của Giáo SưMichael E.Porter. Tác giả tập hợp lý thuyết Cụm và chỉ ra khả năng phát triển sự cạnh tranh dựa vào cụm công nghiệp. Tác giả cho rằng, theo quan điểm truyền thống, lý thuyết cụm áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng ngành dịch vụ du lịch cũng là một phần của ngành công nghiệp. là một ngành có sự phát triển nhanh và tiềm năng lớn trong tương lai.

Hầu hết các dịch vụ trong ngành du lịch được cung cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân nhỏ (giới hạn về dịch vụ) nên tạo ra rào cản phát triển trong ngành công nghiệp du lịch. Cần thiết phải có sự nâng cao nhận thức và sự phát triển lý thuyết cụm trong lĩnh vực du lịch để cung cấp sự liên kết trong ngành, tăng sức cạnh trong du lịch phát triển kinh tế của vùng, địa phương, Quốc gia.

Mục đích của bài viết này cố gắng nhấn mạnh phân nhóm như một phương tiện phát triển du lịch và ngành du lịch. Nghiên cứu mở rộng hiểu biết khái niệm cụm không chỉ cung cấp cơ hội tăng trưởng kinh tế. mà còn đưa ra sự đổi mới và năng lực cạnh tranh lên sản xuất ngành công nghiệp và tầm quan trọng vận dụng khái niệm cụm trong ngành công nghiệp du lịch. Bện cạnh, tác tả nghiên cứu các tình huống vận dụng khái niệm cụm trong du lịch để xem những thành công, thất bại của họ rút ra những bài học kinh nghiệm.

Những kết quả cơ bản của nghiên Sara Nordin đạt được là:

Về phần lý thuyết cụm. Nghiên cứu tập hợp được lý thuyết cụm của Michael E.Porter, chỉ ra tầm quan trọng của vận dụng lý thuyết cụm trong ngành dịch vụ du lịch không những mang lại cơ hội phát triển kinh tế mà còn đổi mới và phát triển năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Bên cạnh tác giả củng chỉ ra được sự khác biệt khó nhìn thấy của cụm và các hình thức hợp tác, liên kết thông qua quan điểm của tìm thấy trong nghiên cứu của OECD:

"Khái niệm cụm tập trung vào các mối liên kết và phụ thuộc lẫn nhau
giữa các đối tượng trong chuỗi giá trị trong sản phẩm và dịch vụ sản xuất
và đổi mới. Cụm khác với các hình thức hợp tác và mạng trong đó các chủ thể tham gia trong một nhóm được liên kết trong một giá trị dây chuyền. Khái niệm cụm  được hiểu ngang mạng lưới, trong đó các công ty, hoạt động trên cùng một thị trường sản phẩm cuối cùng và thuộc nhóm ngành công nghiệp, hợp tác trên khía cạnh
chẳng hạn như R & D, chương trình trình diễn, tiếp thị tập thể, chính sách mua.  Cụm thường liên ngành (theo chiều dọc và / hoặc bên) mạng, bao gồm các công ty không giống nhau và bổ sung xung quanh một liên kết cụ thể hoặc kiến thức cơ bản về giá trị dây chuyền.
"

Khái niệm cụm hiện nay khá phổ biến trong thực tế. Tuy nhiên, việc áp dụng còn khá tùy tiện nên mất đi một số ý nghĩa vốn có của nó. Một sự khác biệt giữa Cụm và mạng lưới, song trong quá trình áp dụng vẫn có một số công ty nhầm lẫn , trong khi cụm thường chỉ giá trị cốt lõi của công ty trong một khu vực địa lý cụ thể. Tác giả Stuart A. Rosenfeld chỉ ra sự phân biệt quan trọng giữa Cụm và mạng lưới, mặc dù điều quan trọng là phải nhớ rằng không có qui định chung áp dụng cho mọi tình huống.

ü  Mạng chi phép các công ty tiếp cận với các dịch vụ chuyên ngành với chi phí thấp. Cụm thu hút các dịch vụ chuyên biệt cho một khu vực

ü  Mạng hạn chế các thành viên tham gia. Cụm mở rộng các thành viên

ü  Mạng dựa vào chủ yếu hợp đồng. Cụm dựa vào giá trị xã hội mà các thành viên mang lại và khuyến khích sự tương hỗ lẫn nhau.

ü  Mạng làm cho các công ty dễ dàng tham gia vào hoat động sản xuất. Cụm tạo ra nhiều nhu cầu cho các doanh nghiệp hơn với khả năng mối liên quan, tương tự nhau.

ü  Mạng dựa trên hợp tác. Cụm dựa trên cả hợp tác và cạnh tranh

ü  Mạng hướng đến mục tiêu kinh doanh. Cụm có tình nhìn chung

Để cố gắng chỉ ra sự khác nhau của khái niệm Cụm (cluster) với các khái niệm khác. Nghiên cứu này đã đưa  quan điểm của AndersMalmberg. một học giả Thụy Điển, đã cố gắng để đưa cấu trúckhái niệmcácý nghĩa khác nhau về khái niệm. Ông phân biệt giữa ba lĩnh vực chính liên kết với nhau.Đầu tiên làmột khía cạnh chức năng của các cụm, trong đó tập trung vào các công ty có liên quan và các ngành công nghiệp thường đan lại với nhau bằng một mạng hoặc một hệ thống sản xuất. Nội dung thứ hai liên quan đến phân nhóm như một hiện tượng không gian. Nó tập trung vào các doanh nghiệp tương tự và liên quan đến nhau liên kết trongmột khu vực địa lý giới hạn. Nội dung thứ ba là, Các giao dịchchiều với phân nhóm như một chiến lược phát triển,xây dựng các chương trìnhchính sách thúc đẩy các cụm. Cuối cùng, là cácnỗ lực để tạo ra thương hiệu khu vực mạnh mẽ.

ThS. Nguyễn Đăng Tuyền