0236.3650403 (128)

Phân loại tri thức


            * Căn cứ chủ thể tri thức

            a) Tri thức tổ chức

Theo Cabrera (2002), tri thức tổ chức ảnh hưởng bởi văn hóa tổ chức và được định nghĩa bởi tổ chức, bao gồm tri thức bên ngoài và tri thức ẩn đi của tất cả nhân viên từ quá khứ đến hiện tại, được xem là chiến lược và tài sản không nhìn thấy được của tổ chức. Xem tri thức là nguồn lực, tài nguyên vô giá, các tổ chức đầu tư thời gian và tiền bạc để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được năng lực cạnhtranh cốt lõi.Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp và kỹ năng của tất cả nhân viên trong tổ chức.Để có thể duy trì và xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi, tổ chức phải xây dựng một chiến lược va hệ thông để phát triển tri thức.

Smith và Bollinger (2001) cho rằng tri thức chỉ có thể tích lũy khi nó được chính các nhân viên trong tổ chức chia sẻ cùng nhau và cần xác định rõ cần xây dựng hệ thống giao tiếp hiệu quả để đạt được mục tiêu chia sẻ tri thức, nâng cao tri thức của tổ chức. Tri thức tổ chức bao gồm các đặc tính:

- Không thể sao chép: tri thức tổ chức là duy nhất.

- Hiếm có: do phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của nhân viên trong hiện tại và quá khứ.

- Có giá trị: dựa vào khả năng gia tăng giá trị và đạt được năng lực cạnh tranh chiến lược.

- Không thể thay thế: do sức mạnh tổng hợp của nhân viên nhưng khôngthế nhân rộng.

            b) Tri thức cá nhân

Tri thức cá nhân là một trong những nguồn tài nguyên của tổ chức và được xây dựng từ chính cá nhân, dù là bên ngoài hay ẩn đi, cũng có thể tăng giá trị vào các sản phẩm, khách hàng và cho chính tổ chức. Quá trình chia sẻ tri thức giữa các cá nhân không chỉ gia tăng tri thức cho tổ chức mà còn cho chính cá nhân đó. Một cá nhân không có khả năng tương tác với các nhóm làm việc trong tổ chức thì không thể chia sẻ tri thức (Ipe, 2003).Đối với tổ chức, để có thể tối đa hóa lợi ích từ tài sản tri thức, điều quan trọng cần phải thúc đẩy sự chia sẻ giữa từng nhân viên.Nếu không có sự tham gia của chính nhân viên, khả năng tối đa hóa tài sản tri thức của tổ chức sẽ bị ảnh hưởng đáng kể (Cabrera, 2002).

“Biết ai đó”, “Biết cái gì” và tri thức sắp đặt là ba loại của tri thức cá nhân để có thể gia tăng giá trị cho tổ chức. Tri thức sắp đặt được định nghĩa là những khả năng, tài năng và năng khiếu của từng cá nhân (Ipe, 2003).Chia sẻ tri thức cá nhân có thể xảy ra trong nhiều hình thức như đào tạo bên ngoài, giáo dục, các tạp chí, nghiên cứu hay trong các hình thức nhỏ hơn như các cuộc họp trao đổi về công việctrực tiếp.Cá nhân là một phần của tổ chức và tri thức của cá nhân là nguồn lực tri thức quan trọng của tri thức tổ chức.

            * Căn cứ tính chất tri thức:

Theo Polanyi (1966) đã phân loại tri thức thành 2 loại:

a) Tri thức ẩn (tacit knowledge)trong đầu con người, khó nắm bắt có được và ẩn chứa trong kinh nghiệm của từng cá nhân, mang tính chủ quan, bao gồm những hiểu biết riêng thấu đáo, trực giác, linh cảm, kỹ năng, …khó trao đổi hoặc chia sẻ với người khác, chỉ có thể học được từ người khác nhờ quan hệ gần gũi trong một khoảng thời gian nào đó.

b) Tri thức hiện (explicit knowledge)có thể biểu diễn, nắm bắt dễ dàng, diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thức, dễ trao đổi giữa các cá nhân, có thể biểu diễn bằng các công thức khoa học, các thủ tục tường minh, hoặc nhiều cách khác, bao gồm thông tin, dữ liệu, sách báo, văn bản, tài liệu đã được hệ thống bằng nhiều phương tiện.

                                                                                                                                                                                                                                              Nguyễn Thị Thảo