0236.3650403 (128)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Đỗ Văn Tính

 

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội764kmvề phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế108 km về hướng Tây Bắc. Nằm ở trung độ của đất nước, Đà Nẵng là thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung và là một trong năm thành phố lớn nhất cả nước. Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt và đường hàng không, là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và nằm trên Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây đi qua 13 tỉnh và thành phố của 4 nước (Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam). Việc nằm trên tuyến giao thông này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Đà Nẵng hợp tác, tiếp cận các vùng nguyên liệu, thị trường, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và xuất khẩu, tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao mức sống cho người dân. Điều kiện khí hậu của Đà Nẵng tương đối thuận lợi cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưamùa khô, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đôngnhưng không đậm và không kéo dài. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

 

Tổng diện tích(ha)

Chia ra(ha)

Đất Nông,

Lâm nghiệp

Đất phi

nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

TOÀN THÀNH PHỐ

128543,09

66092,88

5207599

1943,44

Quận Hải Châu

2328,27

18,45

2309,75

0,07

Quận Thanh Khê

944,31

20,74

907,29

16,28

Quận Sơn Trà

5932,00

3731,59

2163,90

36,52

Quận Ngũ Hành Sơn

3911,78

843,31

2454,86

579,23

Quận Liên Chiểu

7912,70

4152,74

3461,67

297,36

Quận Cẩm Lệ

3525,27

396,91

3007,46

112,28

Huyện Hòa Vang

73488,76

5692914

7271,06

901,70

Huyện Hoàng Sa

30500,00

-

30500,00

-

Cơ cấu (%)

TOÀN THÀNH PHỐ

100

51,42

40,51

1,51

Quận Hải Châu

100

0,79

99,20

0,01

Quận Thanh Khê

100

2,20

96,08

1,72

Quận Sơn Trà

100

62,90

36,48

0,62

Quận Ngũ Hành Sơn

100

21,56

62,76

14,81

Quận Liên Chiểu

100

52,48

43,75

3,76

Quận Cẩm Lệ

100

11,26

85,31

3,19

Huyện Hòa Vang

100

77,47

9,89

1,23

Huyện Hoàng Sa

100

-

100

-

Bảng 4.1 Diện tích đất tự nhiên thành phố Đà Nẵng tính đến 2014

 

                                                                      (Nguồn: Niên giảm thống kê Tp.Đà Nẵng năm 2014)

 

Theo báo cáo của Sở Du lich Thành phố Đà Nẵng thì tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 20,1%, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25,4%, khách nội địa tăng bình quân 18,5%. Tổng thu du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân đạt 30,7%, Năm 2011, tổng thu du lịch đạt 4.600 tỷ đồng đến năm 2015 đạt 12.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,56 lần và tăng gấp 3,9 lần so với giai đoạn 2006-2010. Tổng lượt khách đến Đà Nẵng năm 2016 đạt 5,5triệu lượt, tăng 18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng 32,4% so với năm 2015, khách nội địa đạt 3,86 triệu lượt, tăng 13,2% so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 16.082,8 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2015.  Dự kiến năm 2017 đón được 6,3 triệu lượt khách, tăng 14,34% so với ước thực hiện năm 2016; trong đó 2 triệu lượt khách quốc tế và 4,3 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2017 ước đạt 18.500 tỷ đồng, tăng 15,77% so với ước thực hiện năm 2016.

Cũng theo Sở Du lich Thành phố Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD (tương đương 153 ngàn tỷ đồng), trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD (tương đương 27 ngàn tỷ đồng) và 63 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD (tương đương 126 ngàn tỷ đồng). Sản phẩm du lịch thành phố ngày càng được đầu tư phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Công viên Châu Á, định kỳ tổ chức các hoạt động khu vực trục lễ hội 02 bên bờ sông Hàn; chương trình show diễn “Đà Nẵng quyến rũ”… Công tác xúc tiến quảng bá đã được đầu tư và có sự chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; Thành phố tổ chức nhiều sự kiện lớn: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race, Khai trương mùa du lịch biển, Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè, Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á... Điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, Đặc biệt, trong tháng 10/2016, thành phố Đà Nẵng nhận được giải thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu Châu Á” của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards; Khu nghỉ dưỡng Naman Retreat nhận giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng retreat hàng đầu châu Á”; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Intercontinental Danang Sun Peninsula với các danh hiệu danh giá “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”, “Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á”. Những danh hiệu đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch thành phố đến thị trường trong nước và quốc tế…..

Tuy nhiên, tính đến nay vẫn còn khá nhiều tồn tại khiến cho du lịch Đà Nẵng chậm phát triển đó là còn thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều, nhưng triển khai chậm và bắt đầu năm 2010 mới hình thành nhiều khu du lịch lớn như: Hyatt, Ariyana, Azura, Vinpearl, Bãi Bắc, Sunrise resort, Silver Shores, sân Golf… với cấp hạng 4 đến 5 sao; Du lịch đường sông chậm phát triển; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư; Tuy có cố gắng nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng mới được thành lập, đang xúc tiến xây dựng trường và lập thủ tục tuyển sinh từ cuối năm 2010, do đó chưa đáp ứng được nguồn nhân lực cho du lịch; Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại các cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế……Cùng với những thách thức lớn từ quá trình hội nhập, chẳng hạn như thách thức cho các công ty du lịch địa phương khi bị các công ty nước ngoài chèn ép do họ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của khách quốc tế so các nhà cung cấp dịch vụ địa phương…..

 

Đứng trước thực trạng đó, cần phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng theo các định hướng cụ thể dưới đây:

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và một đội ngũ doanh nghiệp du lịch Thành phố đang ngày càng phát triển, việc hoàn thiện bộ máy tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này giúp thúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng như tổ chức quản lý hoạt động du lịch Thành phố được đồng bộ, hiệu quả, bền vững; phù hợp thực tế, phát huy được tiềm năng thế mạnh của Thành phố, thật sự đưa Thành phố trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực Miền Trung Tây nguyên. Trong điều kiện các ngành kinh tế khác còn khó khăn và hạn chế trong cạnh tranh với các địa phương khác, du lịch hoàn toàn có thể đóng vai trò dẫn dắt kinh tế Thành phố, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh.  VớI vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, nếu biết tranh thủ lợi thế thì du lịch sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế Đà Nẵng, thúc đẩy quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của Đà Nẵng trên trường quốc tế.

Đồng thời, ngành du lịch Thành phố cần ưu tiên đầu tư công tác xúc tiến, quảng bá, khẳng định thương hiệu và hình ảnh điểm đến Đà Nẵng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới. Công tác xúc tiến thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, nhưng so với các nước chung quanh thì còn nhiều hạn chế. Nguồn lực cho lĩnh vực này đã ít lại bị phân tán, cho nên quy mô hoạt động xúc tiến,quảng bá du lịch Thành phố ở trong và ngoài nước còn quá nhỏ bé, chưa tạo được sức ảnh hưởng lớn đối với truyền thông và tác động đến thị trường khách mục tiêu. Do đó, cần tập trung ưu tiên nguồn lực đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, xứng tầm, đúng định hướng thị trường và hiệu quả, trong đó cần đẩy mạnh quảng bá du lịch Thành phố tại các thị trường tiềm năng. Đối với lĩnh vực du lịch, trình độ, kỹ năng, thái độ phục vụ của đội ngũ quản lý, nhân viên là một trong các yếu tố quyết định đối với sự phát triển của ngành, vì vậy cần thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ để trở thành một đội ngũ nhân lực thật sự chuyên nghiệp và có chuyên môn sâu.

Chú ý rằng việc đầu tư phát triển du lịch cần tránh dàn trải mà phải có sự tập trung, trọng điểm, tạo được cú huých, sức lan tỏa cho phát triển du lịch các địa phương của Thành phố. Việc quyết định các dự án đầu tư du lịch cần tôn trọng, tuân thủ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển du lịch của Thành phố,; cần đặc biệt lưu tâm đến các nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên - môi trường, cảnh quan trong quá trình chấp thuận các dự án đầu tư. Cân nhắc, thận trọng đối với các dự án chỉ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính hết những tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội. Không phát triển du lịch bằng mọi giá, mà cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý du lịch trong việc thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến du lịch, kể cả đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch du lịch cần đặc biệt quan tâm ở các địa phương của Thành phố. Doanh nghiệp phải tuân thủ triệt để quy hoạch khi thực hiện đầu tư; có chế tài xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân không tuân thủ các quy hoạch, kể cả tổ chức, cá nhân liên quan, tiếp tay cho việc đầu tư trái phép, không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Khi xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án du lịch ở vùng miền núi, trung du, vùng ven biển, hải đảo, vùng khó khăn chưa phát triển, cần đặt lợi ích của người dân địa phương là trung tâm, có chính sách tạo điều kiện cho người dân được tham gia và hưởng lợi xứng đáng từ hoạt động du lịch….

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;
  2. http://tourism.danang.gov.vn/
  3. https://tourism.danang.vn/