0236.3650403 (128)

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCHTHÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM


ĐỖ VĂN TÍNH

Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận Hội An là Đô thị loại III. Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã Hội An.

Hội An hiện có 09 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 04 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều cơ quan,

Năm 2019, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển đều trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 11.780,9 tỷ đồng, tăng 14,34% so với năm 2018, vượt 5,22% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,1 triệu đồng, tăng 3,1 triệu đồng so với KH đề ra.

Du lịch Hội An tiếp tục được bình chọn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới, lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019 thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).

Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Hội An

Mối liên kết vùng đang trở thành một xu thế đầy triển vọng cho tiến trình phát triển của các địa phương mà trong đó, Quảng Nam đang tràn đầy niềm tin và hy vọng sẽ vươn lên mạnh mẽ. Hội An nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung”, có ưu thế là một điểm đến hấp dẫn của tam giác Di sản văn hóa thế giới Huế- Hội An- Mỹ Sơn và nằm trên hành lang kết nối liên vùng giữa thành phố Đà Nẵng, khu đô thị Điện Nam- Điện Ngọc, khu du lịch Nam Hội An với khu kinh tế mở Chu Lai, cả về đường bộ (quốc lộ 1A, tỉnh lộ Hội An- Non Nước- Sơn Trà, đường chiến lược ven biển miền Trung), đường sông (Thu Bồn- Trường Giang- tương lai là Cổ Cò), đường biển (cảng Tiên Sa - Cù Lao Chàm- Cửa Đại- cảng Kỳ Hà), đường không (sân bay Đà Nẵng, sân bay Chu Lai). Cửa Đại- Cù Lao Chàm có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo.

Tiềm năng lớn nhất của Hội An là sự kết nối Khu Di sản văn hóa thế giới với Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong một chỉnh thể đa dạng và nổi trội về các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa,- nhân văn, hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Hội An có bờ biển dài hơn 7km với những bãi tắm đẹp, tuy đang bị xâm thực xói lở nặng nề trong những năm gần đây nhưng chúng ta tin rằng sẽ có giải pháp căn cơ để phục hồi. Hội An nằm  trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500km vùng duyên hải miền Trung, đặc biệt là trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam đèo Hải Vân dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ Hội An và kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.

Hội An còn là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo mà tiêu biểu là nghệ thuật hô hát Bài chòi đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội An còn được biết đến là một “thành phố văn hóa” tiêu biểu của cả nước và là “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu thế giới” (giải thưởng năm 2019 của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards-WTA), với cái lõi “nhân tình thuần hậu, lá bông đủ màu”. Hội An còn giữ được không gian làng quê, làng nghề có môi trường tự nhiên hết sức đa dạng, phong phú và chưa bị tác động nhiều bởi quá trình đô thị hóa, với hệ thống các nhánh sông, mương, lạch, đầm, hồ dày đặc chảy dọc thành phố; có hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh với diện tích mấy chục ha gắn với bao trầm tích văn hóa và những dấu ấn lịch sử; có hệ thống cồn, bàu đa dạng với những dải cát dài; có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng... 

Với tiềm năng, lợi thế, uy tín, thương hiệu, cùng với truyền thống “mở cửa” được tích lũy, kế thừa qua chiều dài lịch sử, Hội An hoàn toàn có thể nắm bắt những cơ hội để vượt qua khó khăn, thử thách và vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thị trường khách du lịch quốc tế

- Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao, tuy nhiên khách Nhật bản đến các khách sạn Hội Ancòn hạn chế, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại. Khách Nhật Bản khó tính, thường đòi hỏi chất lượng du vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn từ 3-4 sao. Để phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các khách sạn cần phải đầu tư về tiếng Nhật cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên.

- Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư có khả năng chi trả cao và sở thích giống như Nhật Bản. Đây là thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách Hàn Quốc được miễn thị thực vào Việt Nam.

- Thị trường khách du lịch Đài Loan: khách du lịch Đài Loan đến nước ta chủ yếu là khách thương mại, hội nghị, hội thảo, tiềm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Khả năng của họ chi tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, thường sử dụng nhiều dịch vụ bổ sung.

- Thị trường khách du lịch Bắc Mỹ: Thị trường này có bước tăng trưởng nhảy vọt, mức thu nhập của người dân nước này tương đối, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam. Do đó, có văn hóa và lịch sử tương đồng. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi cao nhưng giá rẻ những dịch vụ chất lượng và đa dạng.

- Thị trường khách du lịch Tây Âu: Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan...có khả năng chi trả rất cao nhưng đòi hỏi phục vụ những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng cao và đắn đo trong chi tiêu, khách Tây Âu đến Hội Anchủ yếu tham quan du lịch, thương mại...Đặc biệt, họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, thích thưởng thức các món ăn Việt Nam.

- Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông): có xu hướng tăng mạnh trong thời gian dài năm gần đây. Đối với thị trường này, họ sử dụng dịch vụ ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp...

Thị trường khách du lịch nội địa

-Khách du lịch thương mại, công vụ, thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch, khả năng chi tiêu cao, họ sử dụng các dịch vụ cao cấp.

- Khách dự lễ hội, tín ngưỡng thường là những người lớn tuổi, mua bán kinh doanh, thường họ đến vào những lễ hội lớn ở Hội An.

- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái miệt vườn, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Khách du lịch cuối tuần: đối tượng khách này thường đi vào những ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là Tp.ĐàNẵngvà các tỉnh lân cận, loại khách này có xu hướng phát triển nhanh.

Du lịch tự nhiên

Hội An có 7 km bờ biển. Các bãi tắm ở vùng này có dãi cát trắng, mịn, độ mặn cao, số ngày nắng ở khu vực nhiều là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, xét về các chỉ số phát triển và thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển thì khu vực này chiếm vị trí đầu tiên. Những tài nguyên này là những tiềm năng lớn là điều kiện thuận lợi để làm cơ sở xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phát triển các loại hình du lịch nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển với nhiều loại hình thể thao biển khác nhau và cũng có khá nhiều các khu resort được xây dựng dọc bãi biển trong khu vực và thu hút được khá nhiều khách đến, thăm quan, nghỉ ngơi… Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển. Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú. Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ. Tổ yến là một sản vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý hiếm. Rừng trên đảo là rừng nguyên sinh, có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú.

Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

Ngoài ra, Hội An với hệ thống nhiều con sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng. Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy thơ mộng.

Du lịch văn hóa

- Du lịch văn hóa vật thể

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể tại Hội An có giá trị lớn, tiêu biểu là đô thị cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa Thế Giới gắn với 2 tiêu chí: Thứ 1: Hội An là biểu hiện vật thể của sự kết hợp các nền Văn Hóa qua các thời kì của thương cảng Quốc Tế “Văn Hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt”. Thứ 2: Hội An là 1 điển hình tiêu biểu cho cảng thị Châu Á truyền thống thời Trung - Cận đại được bảo tồn khá hoàn hảo.

Ngoài không gian phố cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa là thành tố chính trong tài nguyên nhân văn vật thể tại tại Hội An, là một phần cốt lõi của di sản. Nhìn chung dạng tài nguyên này khá đa dạng và mang giá trị lớn. Một số di tích nổi bật như:

Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Hội quán Phúc Kiến, chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, chùa Ông, nhà cổ Phùng Hưng,…

Di tích lịch sử cấp địa Tỉnh: Cơ quan thị ủy Hội An (nay là thành ủy), nhà lao Thông Đăng, nhà Đức An, hiệu Sách Vạn Sanh, di tích lịch sử cách mạng cây Thông Một, nhà lao Hội An, di tích lịch sử cách mạng chiến thắng thôn Trà Quế,…

Di tích kiến trúc nghệ thuật: khu miếu Tổ nghề gốm Nam Diêu, đình Tiền hiền Kim Bồng, đình ấp Tu Lễ, đình Thanh Hà, văn Thánh Miếu.

Di tích khảo cổ: Trảng Sỏi, Hậu Xá , Xuân Lâm, Đồng Nà, Bãi Ông…

Các di tích lịch sử đấu tranh yêu nước: Ngoài một số di tích đã liệt kê ở phần di tích lịch sử phía trên, một số di tích khác như:  nhà Ông Gừng, di tích Cách Mạng Trường Viên Minh, nhà lao Thông Đăng, nhà lao Hội An, cơ quan thị ủy Hội An, rừng dừa Bảy Mẫu, di tích chiến thắng tại Thôn Trà Quế,…

- Du lịch văn hóa phi vật thể

Không chỉ đa dạng về tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, Hội An còn được biết đến là vùng đa sắc màu văn hóa gắn với tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể. Hệ  thống các tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể có các dạng chính: lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, tài nguyên du lịch gắn với văn hóa các tộc người, các hoạt động mang tính sự kiện... Sự giao lưu các nền văn hóa là điểm nổi bậc của các dạng tài nguyên phi vật thể tại Hội An. Môt số tài nguyên đặc trưng như sau:

Lễ Hội: Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ hội chùa Ông, lễ Vu Lan, lễ tế cá Ông, giỗ tổ nghề Yến, lễ hội làng Gốm Thanh Hà, lễ rước Long Chu, lễ hộiCầu Bông,... 

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, Nghề làm lồng đèn, Làng rau Trà Quế…

Văn hóa nghệ thuật: Hát bài chòi, hát bả trạo, hát dân ca,… Trong đó bài chòi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 12 năm 2017.

Ẩm thực: Hội An được biết đến là xứ sở của đặc sản và mang phong vị đa văn hóa. Các món ăn đặc trưng như: cao lầu, bánh tráng đập, mì quảng, bánh vạc, hoành thánh, các món chè, hến sào…

Các hoạt động mang tính sự kiện: Hội An là trung tâm tổ chức những sự kiện văn hóa, xã hội của Quảng Nam. Một số sự kiện lớn như: giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản, giao lưu văn hóa Hội An – Hàn Quốc, tuần lễ Hội An – Thanh Hóa, hợp sướng Quốc Tế, liên hoan ẩm thực Quốc Tế Hội An,...

(3) Công tác quản lý sản phẩm du lịch.

- Củng cố, kiện toàn Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp về phát triển du lịch theo hướng hình thành Bộ phận chuyên trách về du lịch Thành phố.

- Một số điểm đến du lịch trên địa bàn có thể giao cho các đơn vị, địa phương quản lý.

- Kêu gọi doanh nghiệp du lịch cộng đồng quản lý, tiếp tục đầu tư, khai thác các điểm du lịch cộng đồng hoặc các điểm du lịch có định hướng phát triển thành sản phẩm du lịch cộng đồng.

(4) Môi trường du lịch văn hóa, văn minh, an toàn, thân thiện.

- Ban hành kế hoạch truyền thông hằng năm, phối hợp với các ngành và hệ thống chính trị địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển du lịch; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và xây dựng đô thị văn minh, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

- Xây dựng môi trường xanh tại các điểm đến du lịch, đồng thời triển khai hạng mục trồng cây xanh ở những nơi đã phê duyệt quy hoạch các dự án du lịch, nhằm bảo vệ bờ biển, bảo tồn các dòng sông, các đồi núi hiện hữu, đồng thời bảo tồn các làng quê gắn với văn hóa bản địa, góp phần phát triển du lịch bền vững.

- Ban hành nội dung tuyên truyền về công tác xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện; cung cấp thông tin và khuyến cáo đối với người dân và du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào việc xây dựng môi trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên sản phẩm du lịch, nhất là trong các hoạt động trải nghiệm của du khách, cung cấp các dịch vụ ẩm thực địa phương, trình diễn bản sắc văn hóa địa phương.

- Tuyên truyền qua hệ thống Truyền thanh – Truyền hình thành phố, Trạm Truyền thanh xã, phường, hệ thống truyền thanh tại các điểm du lịch về công tác tăng cường bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh với khách du lịch.

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm tham quan, du lịch tập trung đông du khách nhằm ngăn chặn các hành vi đeo bám, chèo kéo du khách và bán hàng không đúng với giá niêm yết.

Doanh thu du lịch của thành phố Hội An

Doanh thu du lịch của Hội An năm 2018 đạt gần 4.912 tỷ đồng (tăng 37,3% so với năm 2017). Năm 2019, doanh thu du lịch của Hội An đạt 5.300 tỷ đồng (tăng 7,9% so với năm 2018).

Tình hình khai thác du lịch của thành phố Hội An đạt được nhiều thành công trong giai đoạn 2017 – 2018 là nhờ những giá trị nổi bật về tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, Hội An luôn nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm nên các hoạt động du lịch đã thu hút được lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào phục vụ tại Hội An như show diễn Ký ức Hội An, Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, Trung tâm Biểu diễn Lune Hội An …

Tình hình phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn thành phố có 800 cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch với 12.216 phòng, 35 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 19 đơn vị lữ hành nội địa, 17 đơn vị vận chuyển, 3 đơn vị bán vé du lịch, 39 đơn vị khai thác tuyến vận chuyển khách tham quan Cù lao Chàm. Tàu thuyền phục vụ du lịch có 86 phương tiện, trong đó 80 cano và 6 tàu gỗ với tổng sức chứa là 3.131 chỗ ngồi phục vụ khách du lịch tuyến Hội An - Cù Lao Chàm. Ngoài ra, có 65 thuyền máy du lịch phục vụ khách du ngoạn trên các tuyến đường thủy nội địa và 1.500 thúng chai tham gia phục vụ khách tham quan Rừng Dừa Bảy Mẫu tại xã Cẩm Thanh, hơn 300 ghe bơi phục vụ khách du ngoạn trên Sông Hoài.

Dịch vụ lưu trú là yếu tố quan trọng cấu thành nên những sản phẩm du lịch tại Hội An. Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Hội An, các cơ sở lưu trú du lịch đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của hơn 3 triệu khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau. Tính đến cuối năm 2019, toàn thành phố có tổng cộng 649 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 10.575 phòng. Trong đó, 153 khách sạn với 7.662 phòng (chiếm tỷ trọng 72,45% tổng số phòng), 188 biệt thự du lịch với 1.608 phòng (chiếm tỷ trong 15,2%), 302 cơ sở homestay với 1.187 phòng (chiếm tỷ trọng 11,22%). Cạnh đó còn có một số cơ sở nhà nghỉ và loại hình khác.

Cơ sở lưu trú của thành phố Hội An tính đến 31/12/2019

Loại hình

Số lượng cơ sở

Số buồng

Tỷ trọng buồng (%)

Khách sạn

153

7.662

72,45

Biệt thự du lịch

188

1.608

15,21

Homstay

302

1.187

11,22

Nhà nghỉ

05

62

0,58

Loại khác

01

56

0,54

Tổng

649

10.575

100

 

(Nguồn: UBND thành phố Hội An)

Các điểm kinh doanh được chia làm 2 loại là kinh doanh ăn uống và cửa hàng, cửa hiệu. Trong năm 2019, có 251/364 cơ sở kinh doanh đăng ký tham gia (chiếm tỷ lệ gần 69%). Thế nhưng căn cứ theo tiêu chí bình chọn được điều chỉnh bổ sung vào đầu năm 2019 thì chỉ có 57 cơ sở được thẩm định chấm điểm, các cơ sở còn lại không được thẩm định vì không đảm bảo một số tiêu chí theo quy định như: diện tích cơ sở, cách sắp xếp trưng bày hàng hóa… Kết quả có 50/57 cơ sở được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn văn minh (chiếm 87,7%), trong đó có 17 cửa hàng ăn uống. Như vậy, số lượng hộ đăng ký tham gia và được công nhận đạt chuẩn còn quá ít so với tổng số cơ sở kinh doanh trên địa bàn. 

Du lịch Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến một phần nhờ vào các sản phẩm hàng hóa kinh doanh thương mại của nhân dân ở các địa bàn dân cư từ thành thị đến nông thôn.

Số lượng các cửa hàng – cửa hiệu đạt chuẩn văn minh tăng qua các năm về số lượng và chất lượng.

Cơ sở đạt chuẩn văn minh (Loại hình cửa hàng – Cửa hiệu)

Xếp hạng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Đạt chuẩn loại 1

1

1

8

Đạt chuẩn loại 2

2

6

9

Đạt chuẩn loại 3

5

6

10

Đạt chuẩn

16

18

6

Tổng

24

31

33

 

 (Nguồn: Trung tâm VHTT & TTTH TP Hội An)

v      Tình hình thu hút khách du lịch

-Lượt khách đến Hội An. Lượt khách đến Hội An năm 2018 đạt hơn 5 triệu lượt, tăng 53,6% so với năm 2017. Trong đó khách quốc tế chiếm 74,8% trong tổng lượt khách. Năm 2019, lượt khách đến Hội An đạt 5,35 triệu lượt, tăng gần 6% so với năm 2018.

Lượt khách đến Hội An giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Nghìn lượt

Khách đến

Hội An

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số lượt

TT (%)

Số lượt

TT (%)

Số lượt

TT (%)

Khách quốc tế

1.967

59,4

3.804

74,8

4.000

74,8

Khách nội địa

1.343

40,6

1.280

25,2

1.350

25,2

Tổng lượt

3.310

100,0

5.084

100,0

5.350

100,0

 

(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An)

-Lượt khách tham quan Hội An. Tổng lượt khách tham quan Hội An tăng trong gian đoạn 2017 – 2019. Cụ thể: Lượt khách tham quan năm 2018 đạt 3,465 triệu, tăng 18,1% so với năm 2017; lượt khách tham quan năm 2019 đạt 3,579 triệu, tăng 3,3 % so với năm 2018.

Trong các điểm tham quan ở Hội An, Khu di sản có lượt khách quan quan lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 68% qua các năm. Sau đó là Cù Lao Chàm và làng gốm Thanh Hà. Riêng khu di tích lịch sử văn hóa Rừng dừa bảy mẫu đã được đưa vào quản lý và tổ chức bán vé tham quan từ năm 2018 nên số lượt khách được thống kê chỉ tính từ năm 2018.

Lượt khách tham quan Hội An giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Nghìn lượt

Khách mua vé tham quan

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Khu di sản

2019

2400

2498

Khách quốc tế

1627

2089

2187

Khách nội địa

392

311

311

Làng gốm

367

613

640

Khách quốc tế

340

590

617

Khách nội địa

27

23

23

Làng rau

26

22

19

Khách quốc tế

26

21

18

Khách nội địa

0

1

1

Rừng dừa Bảy mẫu

 

625

650

Khách quốc tế

 

505

507

Khách nội địa

 

120

143

Cù Lao Chàm

409

389

407

Khách quốc tế

88

60

76

Khách nội địa

321

329

331

Làng mộc Kim Bồng

112

41

15

Khách quốc tế

112

41

15

Khách nội địa

0

0

0

Tổng

2.933

3.465

3.579

 

(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An)

-Khách lưu trú ở Hội An. Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu lượt trong năm 2018, tăng gần 16% so với năm 2017. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 1,4 triệu (chiếm 84,7%) và tăng 17,8% so với năm 2017.

Năm 2019, khách lưu trú ở Hội An đạt gần 2 triệu lượt, tăng 13,5% so với năm 2018. Khách quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượt khách lưu trú ở Hội An (81%). Nhưng đặc biệt, tốc độ tăng về lượt khách nội địa lưu trú tại Hội An là 41%. Điều này cho thấy Hội An đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách nội địa.

Khách lưu trú ở Hội An giai đoạn 2017 – 2019

Khách lưu trú Hội An

Đơn vị tính

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Tổng lượt khách

Nghìn lượt

1.498

1.737

1.972

Khách quốc tế

Nghìn lượt

1.249

1.471

1.597

Khách nội địa

Nghìn lượt

249

266

375

Tổng ngày khách

Nghìnngày

3.161

3.797

4.075

Khách quốc tế

Nghìn ngày

2.796

3.400

3.514

Khách nội địa

Nghìn ngày

365

397

561

Bình quân ngày khách lưu trú

Ngày/lượt

2,11

2,19

2,07

Khách quốc tế

Ngày/lượt

2,24

2,31

2,20

Khách nội địa

Ngày/lượt

1,47

1,49

1,50

 

(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An)

Tương tự như lượt khách, ngày khách lưu trú ở Hội An cũng tăng trong giai đoạn 2017 – 2019. Năm 2018, ngày khách tăng 20,1% so với năm 2017; năm 2019, ngày khách tăng 7,3% so với năm 2019.

Thời gian lưu trú bình quân của khách ở Hội An năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 2,11; 2,19 và 2,07. Trong đó, thời gian lưu trú của khách quốc tế luôn luôn cao hơn khách nội địa. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian lưu trú bình quân của khách ở Hội An chưa cao. Vì vậy, Hội An cần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm du lịch để gia tăng thời gian lưu trú của khách.

Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

- Quảng bá thương hiệu du lịch của Hội An.Việc phát huy vai trò của các doanh nghiệp tham gia vào những chương trình kích cầu, phát triển du lịch bền vững bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Hoạt động quảng bá, thông tin xúc tiến du lịch được tiến hành thường xuyên thông qua nhiều kênh truyền thông, các sự kiện trong nước và quốc tế, đặc biệt là công tác quảng bá tại chỗ. Du lịch Hội An liên tục được bình chọn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới; đồng thời lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019, thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giao tiếp ứng xử văn minh luôn được chú trọng thông qua việc tổ chức triển khai các biện pháp, phát động phong trào Nếp sống văn hóa- văn minh, ứng xử thân thiện với du khách, phong trào “Mỗi người dân là một bạn đường du lịch”, “Nụ cười thân thiện”, “Hội An- Nhân tình thuần hậu”, chương trình vận động cơ sở kinh doanh cho du khách sử dụng nhà vệ sinh tại cơ sở “Thoải mái như ở nhà”, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phong trào chung tay cải thiện môi trường tại nơi công cộng, giữ vệ sinh chung,… Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng  nghiệp vụ, cập nhật, nâng cao kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương và giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch cho các chủ hộ kinh doanh, người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch trong các cửa hàng, cửa hiệu, xích lô, xe thồ, ghe bơi du lịch, buôn bán hàng rong...

- Việc xây dựng và thực thi chính sách. thông qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị 19 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đạt được nhiều kết quả. Trong đó tập trung các biện pháp tạo môi trường du lịch lành mạnh, kiên quyết đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, cò mồi, ăn xin, chèo kéo du khách; sắp xếp cảnh quan đô thị, an toàn giao thông, trật tự kinh doanh, xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan, khu du lịch, cơ sở kinh doanh. Ban hành Quy chế quản lý khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quy chế quản lý, phát triển du lịch tại khu DTSQTG Cù Lao Chàm, Quy chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu phố cổ và các vùng phụ cận, Quy chế quản lý hoạt động tham quan tại các làng nghề, Quy chế quản lý, sử dụng, bảo tồn các di tích trong khu phố cổ.

- Thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù và tạo dựng thương hiệu du lịch Hội An.Bên cạnh củng cố, phát triển các sản phẩm du lịch trong khu phố cổ như phố đi bộ, phố không có tiếng động cơ, đêm phố cổ, biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, bài chòi, không gian văn hóa Nhật Bản…, việc tập trung hoàn thiện các điểm đến mang đặc trưng sinh thái, làng quê làng nghề tạo nên nét riêng có của du lịch Hội An. Một số tuyến điểm du lịch được đưa vào khai thác tại Cẩm Thanh, tour xe đạp, tour sông nước, khám phá rừng dừa Bảy Mẫu, vườn rau hữu cơ Thanh Đông, điểm du lịch An Mỹ, tour tham quan di tích, lặn biển, câu cá, đi bộ dưới đáy biển, sản phẩm Đêm Cù Lao. Các sản phẩm du lịch mới như: Múa rối nước, công viên Đất Nung Thanh Hà, chương trình nghệ thuật tại công viên Đồng Hiệp, Công viên Ấn tượng Hội An và chương trình nghệ thuật thực cảnh Ký ức Hội An, chợ đêm Hội An, lễ hội Ẩm thực quốc tế, Festival Tơ lụa quốc tế, Chợ quê Hội An... Các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch, dịch vụ tiêu dùng phát triển nhanh, phong phú về loại hình, nhất là dịch vụ lưu trú, vận tải, lữ hành, đại lý du lịch, nhà hàng, mua sắm và chăm sóc sức khỏe… Hình thức cung cấp dịch vụ chuyển dần theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng giá trị; nguồn nhân lực có sự cải thiện đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.

- Thôngtin phản hồi của khách du lịch.Thôngtin phản hồicó thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ, việc sử dụng khéo léo các minh chứng vật chất có thể thu hút các phân khúc mong muốn, từ đó hỗ trợ việc quản lý nhu cầu của du lịch.

Các yếu tố về quy trình cung cấp dịch vụ du lịch được du khách trong nước đánh giá trung bình dao động từ 64,32%đến 86,88%. Trong khi đó du khách quốc tế đánh giá mức trung bình dao động từ 61,44%đến 82,34%. Điểm trung bình trên cho thấy ngành du lịch HộiAnđã thật sự quan tâm đến quy trình cung cấp dịch vụ, tuynhiên việc thu hút khách đến HộiAnphải tương thích với khả năng cung ứng dịch vụ, khả năng đáp ứng các yếu tố về nguồn nhân lực cũng như các sản phẩm, điểm đến. Vì thế, ngành du lịch HộiAnphải thường xuvên cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và phải phân phối dịch vụ đáp ứng, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển du lịch được Đảng bộ, chính quyền thành phố Hội An quan tâm đáng kể thông qua việc ban hành các nghị quyết, đề án phát triển du lịch, góp phần định hướng và thực hiện các mục tiêu phát triển, tạo ra bước chuyển biến lớn về nhận thức của cán bộ, nhân dân về vị trí, vai trò và hiệu quả kinh tế từ du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số nơi phát triển du lịch đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn và đô thị, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Ngoài ra, thành phố Hội An đã đưa ra các định hướng không gian, thị trường và loại hình phù hợp với tiềm năng phát triển của thành phố, phù hợp với lợi thế của Quảng Nam nói chung. Thành phố đã đưa vào khai thác các sản phẩm mới: các cơ sở lưu trú cao cấp ven biển từ 4 sao đến 5 sao, các sản phẩm du lịch vệ tinh ở các vùng nam Hội An và bắc Hội An nhằm cung ứng đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch khi du khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại Hội An … Quan tâm phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông thôn cũng như các làng nghề, làng quê truyền thống. Bước đầu hình thành và đưa vào khai thác một số điểm du lịch cộng đồng, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Nhu cầu sản phẩm du lịch của thị trường

Các thị trường khách truyền thống của Hội An được duy trì tốt: Úc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Trong vài năm gần đây nổi lên một số thị trường mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga. Thị trường khách nội địa cũng được quan tâm, đặc biệt là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thành phố tăng cường tiếp cận thị trường khách du lịch tiềm năng từ các nước ASEAN vốn chỉ chiếm 1% trong tổng số lượt khách quốc tế đến Hội An.

Tổng số lượt khách du lịch đến Hội An tăng song chủ yếu lại là do nguồn khách tham quan trong ngày, tỉ lệ tăng trưởng về số lượng khách du lịch có lưu trú giảm dần, chi tiêu trung bình ngày của khách du lịch không cao. Thị trường khách nội địa chính của Hội An chỉ chủ yếu từ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng và các địa phương lân cận, nhưng cũng chỉ là khách đi theo gia đình, nhóm bạn đến vào dịp cuối tuần. Trong khi đó vài năm gần đây, tỉ trọng thị trường khách quốc tế truyền thống có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày như Châu Âu và Bắc Mỹ đã sụt giảm. Cùng với xu hướng chung của cả nước, thị trường khu vực châu Á- chủ yếu là thị trường Đông Bắc Á đã tăng rất nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu khách, chủ yếu là khách đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Tuy nhiên, nếutính hằngnăm, thời vụ du lịch tại Hội An chưa được nghiên cứu kỹ để đưa ra các chương trình kích cầu phù hợp cho từng thị trường khách. Khách lưu trú tại Hội An đông nhất vào tháng 3,4, 7,8 và ít nhất vào tháng 5,6, 9 và tháng 10; trong đó khách du lịch quốc tế lưu trú đông nhất vào các tháng 3, 4, 8, 11 và ít nhất vào tháng 5,6 và tháng 9; khách du lịch Việt Nam lưu trú đông nhất vào tháng 5,6,7,8 và ít nhất vào tháng 1,2,11 và tháng 12.

Khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của điểm đến, đánh giá tiềm năng du lịch của điểm đến trên cơ sở

Công tác quy hoạch, xây dựng đề án và các dự án được quan tâm và phát triển theo hướng bền vững, trong đó thực hiện nghiêm việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan du lịch, thực hiện đảm bảo quy định về mật độ và quy chuẩn đối với dự án du lịch. Tuy nhiên, quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và chất lượng quy hoạch còn hạn chế, một số dự án đầu tư du lịch ven biển chậm triển khai hoặc không triển khai kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong nhân dân.

Bên cạnh đó, để bảo tồn bản sắc khu phố cổ với chủ thể hạt nhân của sự phát triển, từ nhiều năm nay, Lãnh đạo thành phố không chỉ ban hành nhiều chủ trương, quyết sách có liên quan đến trùng tu di tích mà còn hướng tới bảo vệ, giữ gìn cảnh quan vùng đệm, vùng ngoại ô, chú trọng tập trung hơn cả là cảnh quan các làng nghề truyền thống, mảng xanh vườn ruộng, sông nước... theo hướng du lịch sinh thái.

Hiện nay, Hội An có đến 06 quy chế quy định từng lĩnh vực như: Quy chế về quản lý, tu bổ, sử dụng khu phố cổ; quy chế về trật tự kinh doanh; quy chế về biển hiệu quảng cáo; quy chế về tham quan, du lịch; quy chế về hoạt động du lịch trên sông; quy chế về các cơ chế phối hợp quản lý di sản. Các quy chế này quy định, chi phối cơ chế quản lý, sử dụng di tích; quy định việc buôn bán, làm du lịch trong di tích; quy định các hạng mục sửa chữa, thời gian cho phép sủa chữa các di tích, nhất là những di tích hạng 1, hạng 2 và cả hạng đặc biệt…

Tất cả những quy chế này đều được chính quyền TP.Hội An công khai, minh bạch để người dân nắm bắt, đồng thuận và tham gia thực hiện. Cùng với đó, để đưa các quy chế đi vào cuộc sống, từ nhiều năm qua chính quyền TP.Hội An đã ban hành một “cẩm nang” để các chủ di tích căn cứ thực hiện. Trong “cẩm nang” này đã chi tiết từng nội dung, lĩnh vực, đặc biệt là chi tiết từng ngôi nhà cổ thuộc hạng nào, thuộc khu vực nào, khi muốn sửa thì được sửa những gì, hạng mục nào; thời gian sửa chữa; thời gian cấp phép bao lâu…

Hiện trạng khai thác tài nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch

Thành phố đã có những nỗ lực kết nối các loại hình du lịch phát triển đa dạng và năng động trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn, kết hợp khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái và tận dụng các lợi thế, cơ hội. Các quy hoach, đề án, kế hoạch được lập và triển khai thực hiện có hiệu quả như: Kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017- 2020, Kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố; Đề án Xây dựng Làng quê- Làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim, Quy hoạch mở rộng bãi tắm An Bàng, Quy hoạch Khu thể thao tập trung trên biển; Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật để phát triển tuyến tham quan đường sông, Kế hoạch phát triển du lịch Cẩm Thanh, Phương án mở rộng tuyến tham quan rừng dừa Bảy Mẫu và tham quan nội vùng Cẩm Thanh, Kế hoạch phát triển du lịch- dịch vụ Cẩm An, Thanh Nam Đông và Thanh Nam Tây- Cẩm Nam, Kế hoạch phát triển du lịch – dịch vụ tại làng An Mỹ (Cẩm Châu), Phương án phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau trà Quế (Cẩm Hà), Phương án khôi phục và phát triển du lịch tại làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim), Phương án mở rộng tuyến tham quan nội vùng và liên vùng xã Cẩm Kim…

Các chương trình phát triển du lịch, nhất là đối với các khu vực vùng ven, làng quê, biển, hải đảo có nhiều khởi sắc mới. Hoạt động tham quan du lịch tại Khu phố cổ, Cù Lao Chàm, Khu rừng dừa Cẩm Thanh, Làng gốm Thanh Hà có bước tăng trưởng cao. Du lịch tại các làng quê, làng nghề ngày càng phát triển, thu hút cộng đồng dân cư tham gia. Các hoạt động văn hóa, lễ hội nghề truyền thống đã được khôi phục như Lễ Cầu bông, giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng, giỗ tổ nghề gốm tại Nam Diêu, cúng tổ nghề Yến tại Bãi Hương, giỗ tổ nghề may, Hội bắp nếp Cẩm Nam, lễ hội cầu ngư, Hội quật cảnh Cẩm Hà... Các doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng vào khai thác du lịch làng nghề, quảng bá rộng rãi và đưa tour làng nghề vào chương trình du lịch chính. Các làng nghề đã tạo được thương hiệu riêng và cùng với các sản phẩm du lịch văn hóa của thành phố tạo nên sự đa dạng của sản phẩm du lịch địa phương.

Danh mục, loại hình sản phẩm du lịch

Hiện nay, toàn thành phố có 84 đơn vị kinh doanh dịch vụ trung gian, trong đó:  31 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế; 17 đơn vị lữ hành nội địa, 33 đơn vị vận chuyển, 3 đơn vị bán vé du lịch, 42 đơn vị khai thác tuyến tham quan, vận chuyển khách Cù lao Chàm.

Chất lượng lao động

Ngành du lịch Hội An hiện sử dụng hơn 17.000 lao động, chủ yếu làm việc ở các công ty lữ hành, vận chuyển và cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống trong đó trình độ lao động làm việc tại các cơ sở lưu trú đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên đạt tỷ lệ 65%, kể cả hình thức tự đào tạo tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lao động thành phố được đào tạo và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn cần thiết để phát triển chất lượng nghiệp vụ các ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam (tiêu chuẩn VTOS) chỉ có 5%; đáng nói, phần lớn vị trí quản lý, điều hành doanh nghiệp du lịch tại Hội An đều là nhân lực đến từ các địa phương ngoài tỉnh hoặc người nước ngoài.

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch

Thống kê hiện trạng hạ tầng cấp thiết tại các khu, điểm du lịch ở thành phố Hội An

STT

Khu, điểm du lịch

Bãi đỗ xe

Nhà đón tiếp, trưng bày

Cầu tàu, bến thuyền

Nhà vệ sinh

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

1

Khu phố cổ

03

 

 

11

2

Làng rau Trà quế

01 

 

 

 

 01

3

Làng gốm Thanh Hà

 01

 

01

 

01

4

Bãi tắm Cửa Đại

01

 

 

 

01

5

Bãi Làng

 

01

01

 

01

6

Bãi Hương

 

 

01

 

 

7

DLCĐ Cẩm Thanh

01 

 

 

 

01 

8

Làng mộc Kim Bồng

 

01

01

 

01

09

Bãi Chồng

 

01

01

 

01

10

Biển An Bàng

 02

 

 

 

03

11

Cảng Cửa Đại

01

01

01

 

01

Tổng

09

04

06

03

22

 

 

(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An)

Tuy nhiên, hạ tầng phục vụ du lịch cơ bản đáp ứng khoảng 70% nhu cầu phát triển du lịch, còn thiếu khoảng 30% (gồm các hạng mục: cầu cảng du lịch, cầu tàu du lịch, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng tại khu, điểm du lịch). Trong tổng số 11 khu, điểm du lịch tại thành phố Hội An chỉ có 7 khu, điểm có bãi đỗ xe; 4 khu, điểm có nhà đón tiếp, trưng bày; 6 khu, điểm có cầu tàu, bến thuyền. Một điều đáng quan tâm nữa là tất cả 11 khu, điểm chỉ có 25 nhà vệ sinh trong đó có 03 đạt chuẩn, trong đó 01 khu không có nhà vệ sinh.

Chất lượng môi trường cho phát triển sản phẩm du lịch

Việc quản lý tác động của du lịch đến môi trường ở một số vùng đệm đã có hiện tượng chạy theo nhu cầu không phù hợp của những nhóm khách từ phân khúc cấp thấp, đi ngược với nguyên tắc của du lịch sinh thái, ảnh hưởng không nhỏ đến tính đẳng cấp của sản phẩm du lịch trong không gian Khu di sản văn hóa thế giới và Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường... vẫn còn nan giải do tình trạng quá tải mà các hoạt động dịch vụ du lịch gây ra. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt, xói lở bờ biển... đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên và môi trường du lịch vùng ven sông biển vốn là một trong những địa bàn trọng điểm của du lịch Hội An.

Định hướng phát triển du lịch của TP Hội An

- Từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; Tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu), làng biển An Bàng (Cẩm An)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm vui chơi cho khách lưu trú;Tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp;Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm.

- Phấn đấu giữ vững thương hiệu địa chỉ du lịch hấp dẫn của Quảng Nam và cả nước. Trong đó nhóm ngành dịch vụ- du lịch- thương mại tăng binh quân 11%; Tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu… Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú  và tăng mức  chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ..

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày…

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]    Chris Cooper (2008), Tourism: Principles and Practice, Financial Times/ Prentice Hall; 4 edition

[2]    Phòng Văn hóa và thông tin – TP Hội An (2019), Báo cáo kết quả công tác văn hóa, thông tin, thể thao, gia đình, du lịch năm 2019 và và nhiệm vụ công tác năm 2020.

[3]    Peter MacNulty (2013), Tourism Product Development in the COMCEC Region, 2 nd Meeting of the COMCEC Tourism Working Group October 3rd, Ankara.