0236.3650403 (128)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN CBKTVM


Phương pháp nghiên cứu môn học Căn bản Kinh tế Vi Mô

 

Kinh tế vi mô là khoa học về kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt động kinh tế vi mô tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế vi mô cần căn cứ vào các luận điểm của Mác về kinh tế thị trường.

Phương pháp mô hình hóa

   
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(1)  Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là vấn đề quan trọng. Việc xác định đúng mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp việc triển khai thực hiện vấn đề nghiên cứu được rõ ràng và cụ thể, hay đó chính là xác định được các câu hỏi. Ví dụ vì sao giá vàng trong thời gian qua có sự biến động?

(2)  Phát triển mô hình

Dựa vào mục tiêu hay câu hỏi nghiên cứu, chúng ta cần phải xây dựng mô hình để trả lời cho câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra. Mô hình kinh tế là cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số. chú ý  rằng mô hình kinh tế của thế giới thực không phải là thế giới thực. Các mô hình được xây dựng dựa trên các giả định về hành vi của các biến số đã được đơn giản hóa hơn so với thực tế. Ngoài ra, mô hình chỉ tập trung vào các biến số quan trọng nhất để giải thích.

Ví dụ: Đường cầu và đường cung là một dạng đường cong, nhưng được đơn giản hoá thành đường thẳng để dễ phân tích và phân tích mối quan hệ giữa chúng.

Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo và tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng:

·      Giúp chúng ta hiểu cách thức vận động của một nền kinh tế

·      Hình thành các giả thuyết kinh tế

(3)  Kiểm chứng các giả thuyết Kinh tế

Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra những dự đoán đúng. Trong bước này, các nhà kinh tế học cần phải tập hợp số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết đưa ra thì giả thuyết đó được công nhận và ngược lại, giả thuyết đó sẽ bị bác bỏ.

Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cùng cần phải có sự thận trọng. Có hai vấn đề liên quan đến việc giải thích các số liệu kinh tế:

·      Giả định các yếu tố khác không đổi

·      Quan hệ nhân quả của các biến số.

Phương pháp so sánh tĩnh

Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến số luôn đi kèm với giả định các yếu tố khác không đổi (Ceteris Paribus). Vì các vấn đề nghiên cứu trong kinh tế học là thế giới thực, là cuộc sống nên các biến số luôn luôn thay đổi và chịu tác động của rất nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế, muốn kiểm tra các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được.

Quan hệ nhân quả

Các giả thuyết kinh tế thường mô tả quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến cho biến số khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động gọi là biến phụ thuộc, còn biến thay đổi tác động đến các biến khác gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc, nhưng bản thân lại chịu sự tác động của các biến khác ngoài mô hình.

Một sai lầm thường mắc phải khi phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: Sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân sự thay đổi của biến số kia bởi vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Vì sự nguy hiểm khi đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả nên các nhà kinh tế học thường sử dụng các phép thử thống kê để xác định xem liệu sự thay đổi của biến số này có phải là nguyên nhân gây nên sự thay đổi của biến số kia hay không.