0236.3650403 (128)

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ


1. Điều tra thống kê:

      Điều tra thống kê là tiến hành tổ chức một cách có khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập ghi chép tài tiệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ một mục đích nào đó.

            Số liệu điều tra thống kê đúng đắn, qua tổng hợp, phân tích và dự báo là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình thực hiệnkế hoạch phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Để nắm được các nguồn tài liệu phong phú của đất nước và mọi khả năng tiềm tàng có thể khaithác được. Tài liệu do điều tra thống kê cung cấp có hệ thống là căn cứ thực tế vững chắc để Đảng và Nhà nước đề ra các đường lối, chính sách các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và quản lý kinh tế xã hội một cách sát thực. Điều tra thống kê có nhiệm vụ cung cấp tài liệu dùng làm căn cứ cho công tác tổng hợp và phân tích thống kê.

      Tuỳ theo đặc điểm của hiện tượng kinh tế-xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp.

            Căn cứ vào phạm vi của đối tượng nghiên cứu chia ra:

v    Điều tra toàn bộ: là loại điều tra mà việc thu thập tài liệu ban đầu được tiến hành trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không bỏ sót bất kỳ một đơn vị nào

v    Điều tra không toàn bộ: là loại điều tra mà việc thu thập tài liệu ban đầu được tiến hành trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng số đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Nó được sử dụng khi tổng thể điều tra quá lớn, yêu cầu điều ra cho phép có sai số trong điều tra, khi không có đủ kinh phí để điều tra, khi ta không thể điều tra toàn bộ được

      2. Tổng hợp thống kê:

Điều tra thống kê thu thập tài liệu ở dạng thô, khối lượng lớn, chưa cho ta biết gì về trạng thái của hiện tượng nghiên cứu. Và qua đó ta thu thập tài liệu ban đầu trên mỗi đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu. Tài liệu này mới chỉ phản ánh đặc trưng cá biệt của từng đơn vị và có tính chất rời rạc cho nên chưa thể sử dụng cho công tác nghiên cứu và phân tích. Do vậy để có thể nêu lên một số đặc trưng chung của cả tổng thể, cần phải tổng hợp các tài liệu điều tra

Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê. Chất lượng tài liệu của tổng hợp thống kê ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thống kê

Kết quả tổng hợp thường được trình bày dưới dạng bảng hoặc đồ thị thống kê

Bảng thống kêlà một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và vì vậy nhằm nêu lên được các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của bảng thống kê bao giờ cũng có những số liệu chung của tổng thể và của từng bộ phận thuộc tổng thể đó, số liệu trong bảng có liên hệ mật thiết với nhau

Đồ thị thống kê: là phương pháp dùng các hình vẽ hoặc đường nét hình học với các màu sắc thích hợp để trình bày đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội

3. Phân tích thống kê và dự đoán thống kê:

Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong một điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng tính toán mức độ tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.

Tài liệu tổng hợp thống kê và điều tra thống kê chỉ khi trải qua giai đoạn phân tích thống kê mới nói lên được bản chất và tính quy luật của hiện tượng, nếu không trải qua giai đoạn cuối cùng này thì không thực hiện được nhiệm vụ của thống kê.

Đây là giai đoạn tính toán các chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá, kết luận vấn đề bằng các mô hình toán học

Trong từng trường hợp cụ thể, nhiệm vụ của phân tích thống kê có thể là:

-   Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch: để đạt được mục đích này cần xác định: mức độ hoàn thành kế hoạch, nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng…, đánh giá kế hoạch đặt ra có phù hợp với tình hình thực tế hay không…

-   Phân tích đặc điểm, tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Thống kê cần xác định các chỉ tiêu nói lên đặc trưng của hiện tượng, Ví dụ tính toán số lượng, kết cấu, các quan hệ tỉ lệ. Nêu lên xu hướng và nhịp độ phát triển của hiện tượng, các nhân tố tác động đến sự biến động của hiện tượng, dự đoán tương lai.