0236.3650403 (128)

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Có 3 loại rủi ro cơ bản

1.1.Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản

=

Tổng tài sản nợ lỏng

Tổng tài sản có lỏng

 

 

  • Tài sản có lỏng chính là cung thanh khoản của ngân hàng (là nguồn đáp ứng nhu cầu thanh khoản)
  • Tổng tài sản nợ lỏng chính là cầu thanh khoản

        Hệ số này = 1: Trạng thái thanh khoản cân bằng => không có rủi ro thanh khoản

        Hệ số này > 1: Trạng thái thanh khoản thặng dư => tìm kiếm cơ hội đầu tư

        Hệ số này = 1: Trạng thái thanh khoản  thâm hụt => tìm kiếm nguồn bù đắp

  • Tài sản có lỏng bao gồm các khoản mục sau
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi thặng dư tại NHTW
  • TG tại TCTD khác
  • Đầu tư ngắn hạn
  • Cho vay ngắn hạn – nợ quá hạn
    • Tài sản nợ lỏng bao gồm các khoản mục như sau
  • TG không kỳ hạn
  • Tiền vay ngắn hạn

1.2.Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

=

Nợ quá hạn

*

100%

Tổng dư nợ

 

        Không phải cứ phát sinh nợ quá hạn là ngân hàng có rủi ro. Ngân hàng thường duy trì một tỷ lệ rủi ro tín dụng chấp nhận được. Thông thường nếu tỷ lệ này > 1% thì ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng. Các ngân hàng khác nhau thì đặt mục tiêu này khác nhau.

Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng

=

Quỹ dự phòng tồn thất tín dụng

Tổng dư nợ

 

        Hệ số này có ý nghĩa hơn so với hệ số trên (liên quan đến nợ quá hạn) nhưng trong  thực tế ta phải dự phòng cho cả khoản vay có chất lượng xấu (ngay cả khi trong hạn).

2.3. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất

=

Tài sản có nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

 

        Hệ số này = 1: Ngân hàng không phải đối mặt với rủi ro lãi suất

        Hệ số này ¹1: Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất.

  • Hệ số > 1: ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường biến động giảm

        Ngân hàng phải gia tăng quy mô tài sản nợ nhạy cảm để trạng thái lãi suất cân bằng. Ngân hàng có thể kéo dài kỳ hạn của các tài sản có nhạy cảm

  • Hệ số < 1: ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường biến động tăng. Ngân hàng gia tăng những tài sản có nhạy cảm để chuyển về trạng thái cân bằng. Kéo dài kỳ hạn tài sản nợ
  • Tài sản có nhạy cảm bao gồm

        Cho vay, đầu tư ngắn hạn với lãi suất cố định hoặc thả nổi

        Cho vay, đầu tư trung và dài hạn với lãi suất thả nổi được tái định giá trong vòng một năm. (khoản mục ngân quỹ không được xếp vào tài sản có nhạy cảm vì ngân quỹ được duy trì ở mức tối thiểu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Do đó dù được lợi thì ngân hàng cũng không sử dụng ngân quỹ để đầu tư)

  • Tài sản nợ nhạy cảm

        Tiền gửi và tiền vay có kỳ hạn ngắn với lãi suất cố định hoặc thả nổi

        Tiền gửi và tiền vay trung và dài hạn với lãi suất thả nổi được tái định giá trong vòng 1 năm.

        Không xếp tiền gửi giao dịch vào tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất cho dù lãi suất có biến động như thế nào thì nhu cầu giao dịch vẫn phát sinh, khách hàng không sử dụng vào cơ hội đầu tư có mức sinh lời cao hơn.

        Trên thực tế tiền gửi trung và dài hạn có thời gian đáo hạn <1 năm cũng được đưa vào tài sản nợ nhạy cảm.

                                                                                             Lê Phúc Minh Chuyên