0236.3650403 (128)

"Quản" và "Lý" - Phần 2


Bởi vậy, kỹ năng và nghệ thuật quản lý không gì khác hơn là biết “nắm” và biết “buông”. “Nắm” cài già và “nắm” như thế nào, “buông” cái gì và “buông” đến đâu, “buông” ra sao. Để tận dụng được thời cơ và tránh được nguy cơ, nhà quản lý phải biết “buông” những việc không nhất thiết phải “nắm” và cũng biết “nắm” những cái không thể “buông”.

Còn nhớ thời bao cấp, nhân bàn về những lệch lạc trong quản lý, một lãnh đạo ngành phân phối đã nói đại ý “quản lý kiểu đó thật tiện, có lẽ kiến nghị Bộ Y tế không cần vận động “triệt để” có (để phòng dại) làm gì cho phiền, chỉ đưa chó vào diện được quản lý là xong”. Chuyện cười đó tiếc rằng bây giờ chưa phải đã hết. Không ít người vẫn còn thiện về “quản” với những hạn chế, cấm đoán và những thủ tục phiền hà theo kiểu “hành là chính”. Đó là việc dễ làm nhất ở những nhà quản lý tồi!

Với các nhà quản lý kiểu này, một ngày đẹp trời nào đó, hãy mời họ về chơi với lũ trẻ miệt vườn và xem chúng “quản lý” những con diều.

Chúng không trực tiếp nắm diều trong tay. Bởi nếu vậy, con diều chỉ còn là phần nối dài của bàn tay đứa nhỏ, chẳng có bay lượn gì cả.

Chúng cũng không xài dây diều thật lớn bởi khi đó, chính sợi dây nặng nề này sẽ kéo con diều xuống đất.

Chúng càng không gắn diều vào cây sào cứng bởi làm vậy diều sẽ không bay nhờ gió trời mà chính đứa trẻ phải gắng sức “bao cấp” độ cao cho con diều.

Không ai bảo ai, mỗi đứa nắm trong tay một sợi dây thanh mảnh nhưng đủ chắc, mắt chăm chăm dõi theo con diều để cảm nhận hướng gió và sức gió. Rồi chúng điều chỉnh sợ dây thanh mảnh kia, lúc bên tả, lúc bên hữu, lúc nhanh, lúc chậm, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng. Những con diều no gió cứ thế lên cao, cứ thế bay lượn giữa trời xanh.

Sái Thị Lệ Thuỷ