0236.3650403 (128)

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần


Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

            Quy luật này cho thấy, lợi ích cận biên thu được đối với mối đon vị hàng hóa được tiêu dùng thêm sẽ giảm dần đi nếu ta dùng hàng hóa đó ngày càng nhiều lên trong một thời kỳ nhất định.

            Đây là điều rất đúng, trong thực tế tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ thì khoái cảm và sự ngon miệng sẽ giảm xuống đối với mỗi đơn vị hàng hóa tiêu dùng thêm. Giả định bạn ăn chiếc kem đầu tiên vào lúc bạn đang rất khát nước, mệt mỏi và trời nóng. Chiếc kem này chắc chắn sẽ cho bạn một cảm giác vô cùng khoan khoái, dễ chịu và giúp bạn tỉnh táo, khỏe khoắn trở lại. Nhưng nếu bạn ăn chiếc thứ 2, thứ 3, thứ 4… thì bạn sẽ thấy ngay rằng cảm giác tuyệt vời ban đầu của mình sẽ giảm đi đối với mỗi chiếc kem ăn thêm, thậm chí bạn có cảm giác khó chịu, đau họng, buốt răng….nếu như cứ tiếp tục ăn đến chiếc thứ 5 , thứ 6… ví dụ trên được minh họa qua biểu 3.1 và hình 3.1

Từ biểu 3.1 và hình 3.1 ta nhận thấy về mặt hình học, đường TU và đường MU có mối liên hệ với nhau, trong đó MU là độ dốc của TU tại các điểm. Độ dốc của TU giảm dần tức đường MU dốc xuống từ chiếc kem đầu tiên đên chiếc kem thứ 3, MU giảm nhưng lớn hơn 0, làm cho TU tăng nhưng tăng với tốc độ chậm dần. Tại chiếc kem thứ tư khi mà lợi ích cận biên bằng 0 (MU=0) là nơi TU có giá trị lớn nhất vì tại mức tiêu dùng đó tổng lợi ích không tăng thêm nữa. Sau chiếc kem thứ 4, MU có giá trị âm nghĩa là  TU giảm dần.

Biểu 3.1. TỔNG LỢI ÍCH VÀ LỢI ÍCH CẬN BIÊN CỦA VIỆC TIÊU DÙNG KEM.

Chiếc kem thứ (Q)

Tổng lợi ích

( TU)

Lợi ích cận bien

( MU)

1

2

3

4

5

3

5

6

6

5

3

2

1

0

-1

 

   

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần có 2 ý nghĩa quan trọng:

   - Thứ nhất là quy luật này cùng với lý thuyết lựa chọn sẽ giải thích hình dạng đường cầu dốc xuống ( vì đường cầu chính là đường lợi ích cận biên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỷ hơn ở phần sau)

            - Thứ hai là: quy luật này góp phần hình thành một quan điểm nhận thức khoa học trong việc đánh giá hành vi tiêu dùng, từ đó xây dựng ý thức tiêu dùng hợp lý để cực đại hóa lợi ích kinh tế trong tiêu dùng.