0236.3650403 (128)

RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG (PHẦN 2)


3. Các mô hình định lượng rủi ro lãi suất:

3.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ( The Maturity Model)

Đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng giá trị đối với một danh mục tài sản:

+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản

+Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn.

3.2. Mô hình thời lượng ( The Duration Model)

 Làmô hình lượng hoá mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn.

Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở giá trị của nó.

Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn.

3.3.Mô hình định giá lại

Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác đinh chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.

Công thức:

rNHi = ( CGAPi )x rRi= ( RSAi – RSLi) x rRi

Trong đó: rNHi : Là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i

               CGAPi : Là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i

               rRi : Là mức thay đổi lãi suất của nhóm i

               RSAi : Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i

               RSLi : Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i

4. Các nghiệp vụ phòng tránh rủi ro lãi suất

4.1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn

Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn:Hợp đồng giao ngay (Spot Contract), hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract), hợp đồng tương lai (Futures Contract).

4.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai

     - Phòng ngừa vi mô: NH phòng ngừa rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai( hợp đồng kỳ hạn) để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản hoặc nguồn vốn một cách riêng biệt.

     - Phòng ngừa vĩ mô: NH sử dụng các  hợp đồng phái sinh như: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn,.. để phòng ngừa rủi ro do sự không cân xứng về thời hạn của hai vế bảng cân đối tài sản & nguồn vốn.

     - Phòng ngừa thông thường: NH phòng ngừa vĩ mô hoặc vi mô nhằm dạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản.

     - Phòng ngừa chọn lọc: NH lựa chọn phương pháp chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia  phòng ngừa hoặc  được phòng ngừa kỹ hơn.

4.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn

          - Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng này cho phép người nắm giữ chứng khoán được quyền:

          - Nếu là hợp đồng quyền chọn bán:  Người đó sẽ được bán CK cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá  xác định trước vào ngày dáo hạn của hợp đồng.

          - Nếu là hợp đồng quyền chọn mua:  Người đó sẽ được mua CK từ một nhà đầu tư khác tại mức giá xác định trước vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

          - Nhưng đồng thời họ sẽ phải trảquyền phí tức là chi phí để mua quyền hayđược nhận quyền phí từ việc bán quyền.

* Ngân hàng có thể sử dụng quyền chọn lãi suất như:

- Giao dịch Caps- giao dịch Mua quyền chọn mua lãi suất

Khái niệm:Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và được nhận quyền căn cứ vào một kỳ lãi nhất định , yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thoả thuận và lãi suất so sánh

 ( Là lãi suất hiện hành tại ngày giá trị của hợp đồng- Là ngày mà NH mua Caps có quyền yêu cầu NH bán Caps thanh toán.).Nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã thoả thuận ( Là giá trị mà NH mua Caps muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất).

Mục đích:Phòng  ngừa rủi rỏ lãi suất tăng, khi giá trị các khoản mục bên tài sản nhạy cảm với lãi suât nhỏ hơn giá trị các khoản mục bên  nguồn huy động nhạy cảm với lãi suất hay thời hạn của khoản mục thuộc bên  tài sản lớn hơn thời hạn các khoản mục bên nguồn vốn.

- Giao dịch Floors- Hợp đồng mua quyền bán lãi suất

Khái niệm:Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí lựa chọn và được nhận quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định, yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thoả thuận và Lãi suất so sánh, nếu lãi suát so sánh này thấp hơn lãi suất tối thiểu thoả thuận.

Mục đích:Ngược lại với giao dịch Caps, giao dịch này được sử dụng để phòng ngừa rủi rỏ lãi suất giảm.Khi giá trị các khoản mục thuộc bên tài sản cảm với lãi suất lớn hơn giá trị các khoản mục thuộc bên nguồn vốn, khi thời hạn của tài sản có nhỏ hơn thời hạn của tài sản nợ.

-         Giao dịch Collar – Hợp đồng mua và bán lãi suất

Khái niệm:Là hợp đồng mà NH thực hiện đồng thời cả hai giao dịch mua Caps và bán Floors

Mục đích:Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng , thu được phí từ hợp đồng Floor để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.

4.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ( Swap)

- Khái niệm:Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như một  là  một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.

- Kết luận: Đây là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một tổ chức, hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn. Các bên tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hay ngược lại. Giá trị của khoản gốc tín dụng không được trao đổi. Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phải hoàn trả toàn bộ các khoản nợ riêng của mình. Thực chất cac bên chỉ tiến hành chuyển phàn chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn.

5. Giải pháp phòng ngừa

- Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản co với tài sản nợ.

- Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương ứng hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi

- Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửỉ, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai, thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn lãi suất.

 

                                                                                                ThS. Lê Phúc Minh Chuyên