0236.3650403 (128)

RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là khả năng xảy ra những kết quả không mong đợi trong tương lai, có thể là sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biến động thất thường về mức sinh lời trong hoạt động đầu tư chứng khoán . Rủi ro trong đầu tư chứng khoán cũng có nhiều loại, có thể phân thành 2 loại chủ yếu là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.

Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Rủi ro hệ thống: Là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các loại chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường . Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thường là các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế , những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế…các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua…

- Rủi ro thị trường: là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường , đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của cac loại chứng khoán trên thị trường . Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong hoạc ngoài doanh nghiệp. Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền đối với gía cả các loại chứng khoán khác làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm.

-Rủi ro lãi suất:là rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường , giá cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại . Vì thế sự biến động lãi suất sẽ làm cho gia strij hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư chứng khoán ở các thời điểm khác nhua có giá trị khác nhau, do đó ảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của đầu tư chứng khoán.

- Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi ro lạm phát) là loại rủi ro do sự sụt gảm về sức mua đồng tiền . Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm các loại hang hoá, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng khoán . Nếu trong khoảng thời gian đó giá cả hàng hoá, dịch vụ tang lên do yếu tố lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập sẽ có được trong tương lai. Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của nhà đầu tư chứng khoán.

Rủi ro không hệ thống:  Là những rủi roc ó nguyên nhân từ nội tại của một công ty hoặc một ngành kinh doanh cụ thể mà không gắn liền với toàn bộ thị trường . Ảnh hưởng của các rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi một công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định.

Rủi ro không hệ thống thường bao gồm cac loại như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý…trong hoạt động của một công ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định .

Do nguyên nhân của từng loại rủi ro trên đây là khác nhau vì vậy khi đánh giá các rủi ro không hệ thống thong thường đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện , gắn với các yếu tố về điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp hoặc từng ngành.

Rủi ro và hệ số Bêta

Mô hình định giá tài sản- vốn (CAPM) chỉ ra rằng rủi ro của một chứng khoán cụ thể có thể được biểu diễn bằng hệ số Beta của nó.

Hệ số Beta cho biết xu hướng biến động của một loại chứng khoán so với toàn bộ thị trường.

  • Cổ phiếu có hệ số Beta = 1: có mức biến động của toàn bộ thị trường.

  • Cổ phiếu có hệ số Beta <1: có mức biến động nhỏ hơn mức biến động của thị trường.

  • Cổ phiếu có hệ số Beta >1: có mức biến động lên xuống cao hơn mức biến động của thị trường.

Nói cách khác hệ số Beta đo tính sự tương quan giữa mức sinh lời của một loại chứng khoán với mức sinh lời của toàn bộ thị trường.

Mức sinh lời kỳ vọng của một số loại chứng khoán có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro của chứng khoán đó, do các nhà đầu tư chỉ chấp nhận rủi ro nếu họ nhận được một khoản thu nhập xứng đáng. Mô hình định giá tài sản – vốn chỉ ra rằng Beta chứ không phải độ lệch tiêu chuẩn là thước đo rủi ro thích hợp.

Nguyễn Thị Minh Hà