0236.3650403 (128)

SỬ DỤNG SÁCH LƯỢC PHỈNH PHỜ ĐỐI PHƯƠNG TRONG ĐÀM PHÁN


Sách lược phỉnh phờ đối phương được sử dụng khi nhà đàm phán áp đảo đối phương đến nỗi người đó không biết thông tin nào là thật hay quan trọng, và các thông tin này chỉ nhằm đánh lạc hướng. Chính phủ thường hay dùng biện pháp này khi đưa ra thông tin công khai. Thay vì trả lời câu hỏi ngắn gọn, họ đưa ra ngàn trang tài liệu từ những việc nghe ngóng và bản viết có thể có hoặc không có thông tin mà đối phương đang tìm kiếm. Một ví dụ khác của biện pháp này là sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật cao để giấu câu trả lời đơn giản cho câu hỏi của một người nghiệp dư. Bất kỳ nhóm chuyên gia nào – như kỹ sư, luật sư, hay bên nào khác có nhiều thông tin và ngôn ngữ kỹ thuật mà người thường không thể hiểu nỗi câu trả lời. Thông thường, để không bị bối rối bởi câu hỏi hiển nhiên, người bị phỉnh phờ sẽ đơn giản gật đầu và thụ động chấp nhận phân tích hay tuyên bố của đối phương.

     Nhà đàm phán cố đối đầu với sách lược này có thể chọn các giải pháp thay thế. Thứ nhất, họ không nên e ngại nêu ra câu hỏi chừng nào họ chưa nhận được câu trả lời mà họ hiểu được. Thứ hai, nếu vấn đề thảo luận thật sự có tính kỹ thuật cao, thì họ nên đề nghị chuyên gia kỹ thuật cùng thảo luận vấn đề kỹ thuật. Cuối cùng, nhà đàm phán cần lắng nghe đối phương cẩn thận và nhận định thông tin có phù hợp hay không? Xoáy vào thông tin sâu hơn sau khi nhận ra thông tin không phù hợp có thể làm suy yếu hiệu quả của biện pháp phỉnh phờ. Ví dụ, khi phát hiện ra thông tin phù hợp hay không. Xoáy vào thông tin sâu hơn sau khi nhận ra thông tin thông tin không phù hợp có thể làm suy yếu hiệu quả của biện pháp phỉnh phờ. Ví dụ, khi phát hiện ra thông tin phù hợp hay không trong toàn bộ cuộc nói chuyện, nhà đàm phán có thể hỏi tính chính xác của việc trình bày (ví dụ, “Vì điểm X không chính xác, làm sao tôi tin chác rằng phần còn lại là chính xác?) Thêm nữa, sự chuẩn bị vững vàng rất quan trọng để phòng thủ hiệu quả chống lại biện pháp này.

Nguyễn Thị Thảo