0236.3650403 (128)

Sự khởi đầu của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam


Internet chính thức được sử dụng tại Việt Namtừ 19/11/1997, đến cuối năm 2005 đã vượt ngưỡng thuê bao châu Á (8,4%), tháng 3/2007 vượt ngưỡng thuê bao thế giới (16,9%), được xếp hàng 17/Top 20 nước về số người sử dụng Internet.

- Ngày 16/5/2007, Bộ Bưu chính - Viễn thông tổ chức Hội nghị Quốc gia về Phát triển Internet, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập mạng Internet tại Việt Nam.Tính đến thời điểm này, tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam là 18,6%, vượt ngưỡng trung bình của thế giới (16,9%); cả nước có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, với khoảng 15,5 triệu người sử dụng, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan(12,65%),TrungQuốc(9,41%)...

- Bảng số liệu dưới đây cho thấy mức tăng trưởng internet ở Việt Nam chỉ qua 1 tháng, từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2007

Tình hình phát triển Internet Việt Nam tháng 6 & 7/2007 (Số liệu VNNIC)

 

 7/2007

6/2007

Số lượng thuê bao quy đổi

4.671.049

4.603.296

Số người dùng

16.737.129

16.511.849

Tỷ lệ số dân sử dụng Internet

20.14 %

19.87%

Tổng băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam

10.508

10.508

Tổng băng thông kết nối trong nước

21.412

19.412

Tổng số tên miền .vn đã đăng ký

46.445

43.575

Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký

2.918

-

Tổng số địa chỉ IP đã cấp

3.786.496

3.475.200

Tổng thuê bao băng rộng

876.056

829.791

 

(Dẫn nguồn từ www.itgatevn.com.vn)

-Và theo số liệu mới nhất từ Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Outlook - VIO) tổ chức ngày 15/7/2008, tại khách sạn New World - TP.HCM), cho thấy đã có gần 20 triệu người VN sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 23,5% dân số.

 

Những số liệu nêu trên đã cho thấy tiềm năng khách hàng rất lớn cho mô hình kinh doanh qua mạng.

Tuy nhiên, hình thức thương mại điện tử còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù trên thế giới đã áp dụng kiểu kinh doanh này từ rất lâu, mà điển hình nhất là người khổng lồ Amazon.com, nhưng tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa có trang web kinh doanh nào đúng nghĩa. Tại sao lại như vậy ? Những khó khăn có thể kể ra đó là :

 

- Khả năng thanh toán điện tử còn hạn chế, phần lớn giao dịch mua bán tại Việt nam đều dùng tiền mặt, người ta gọi nền kinh tế Việt nam là «  nền kinh tế tiền mặt ». Người Việt Nam chưa quen với giao dịch qua ngân hàng hay cụ thể là sử dụng thẻ tín dụng, có chăng hiện nay chỉ là sử dụng thẻ ATM, mà nền tảng cho việc thanh toán qua mạng là thông qua thẻ tín dụng.

           

- Bộ luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện nên rủi ro trong giao dịch vẫn còn cao và các giao dịch điện tử chưa được bảo hộ một cách an toàn

            - An ninh mạng còn rất kém, hầu hết các công ty chưa quan tâm đúng mức đến bảo mật thông tin, điều này là một lỗ hổng cực lớn trong giao dịch điện tử, người tiêu dùng lẫn các công ty đều có thể bị hackers chiếm đoạt thông tin mật, gây ra những thiệt hại tài chính vô cùng to lớn.

            Trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy được rõ ràng sức mạnh của thông tin và quyền thông như thế nào. Đó là tiền đề lớn để hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển. Song khó khăn là không nhỏ với những rào cản đến từ luật pháp, an ninh mạng hay thói quen của người Việt. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bước đi đúng đắn thì ngành Thương mại điện tử sẽ phát triển và có chỗ đứng lớn trong nền kinh tế nước ta ở một tương lai không xa.

CH Mai Xuân Bình – Khoa QTKD