0236.3650403 (128)

SỰ RA ĐỜI CỦA VAMC VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.


Nợ xấu là phần rủi ro trong hoạt động tín dụng mà TCTD phải gánh chịu trong quá trình cho vay, là hiện tượng luôn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Xét về nguyên nhân của các khoản nợ xấu, có thể thấy, nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng không có nghĩa là do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, mà xuất phát từ những khách hàng vay không trả được nợ. Đặc biệt ở Việt Nam, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu...Có thể nói nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế và để giải quyết nợ xấu.

Nhìn được hậu quả của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhà nước đã thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam gọi tắt là  VAMC. Về mặt bản chất, VAMC không phải công ty tư nhân mà là của Nhà nước, đóng vai trò mua bán cuối cùng của thị trường mua bán nợ xấu. Công ty này đảm bảo cho việc xử lý nợ xấu ngay trong tình huống khủng hoảng, cái này các nước tư bản đã làm cả trăm năm nay. Đánh đồng VAMC với các công ty còn lại là không đúng, không giải quyết được giá trị tài sản của dân”.

Kết quả, tính đến thời điểm 1/2017, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 616,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012 là 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013 là 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014 là 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015 là 186,89 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 118,49 nghìn tỷ đồng và tháng 1/2017 là 5,14 nghìn tỷ đồng). Trong đó, nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 349,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng số nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 43,3%). Theo đó, nợ xấu đã được kiềm chế, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 2/2017 về mức 2,56% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu của tổ chức tín dụng được bán cho VAMC), lũy kế từ năm 2013 đến 31/3/2017, tổng số tiền thu hồi nợ qua VAMC đạt 53.236 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tổng số nợ xấu được xử lý, thì hình thức bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ở mức khá thấp, chỉ đạt 17,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,8% tổng nợ xấu được xử lý).

Gửi báo cáo kết quả kiểm toán năm 2016 đến Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng - Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này đến cuối 2015 là 2,55%, nhưng nếu tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại VAMC, nợ được cơ cấu lại, nợ chưa chuyển nhóm nợ xấu theo kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải là 8,85%.

Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.

Hơn 5 năm tiếp theo đã trôi qua. Nợ xấu đã chuyển sang một dạng biến thể mới. Về mặt bản chất, nợ xấu bán cho VAMC chỉ được loại ra khỏi tổng dư nợ tín dụng của ngân hang cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Nhưng nó vẫn còn nằm đó tại VAMC. Con bệnh thay vì cần được chữa trị theo một phác đồ thực sự tích cực, đã chỉ được gây tê, gây mê cục bộ bởi cơ chế bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và cách các ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng, tăng cường trích lập quỹ để bù đắp dần nợ xấu, kéo theo toàn xã hội cùng chịu thiệt hại. Nó vẫn không khác quá nhiều so với con số nợ xấu cỡ nửa triệu tỉ đồng, chiếm tới cỡ trên 17% GDP xét tại thời điểm cuối tháng 3/2012 (số vẫn do Ngân hàng Nhà nước sau này công bố). Tất nhiên, chúng ta hiểu là tổng dư nợ tín dụng ngân hàng cũng như cái bánh GDP danh nghĩa đã to hơn đáng kể sau 5 năm, giúp tỉ lệ nợ xấu loãng bớt.

Vậy đâu là những nguyên nhân vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM cũng như của VAMC.

Nguyễn Thị Tuyên Ngôn