0236.3650403 (128)

TẠI SAO CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED) CÓ THỂ LÀM CHO TIỀN BIẾN MẤT


Trước cuộc khủng hoảng tài chính, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED)đã nắm giữ lượng tài sản trị giá khoảng 850 tỷ đô la. Ngày nay, bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương lớn gấp 5 lần, với giá 4,5 nghìn tỷ đô la. Tổng tài sản đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi FED mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán thế chấp bằng tiền mới được tạo ra, phần lớn là theo chính sách nới lỏng định lượng (QE). Bây giờ FED đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút khỏi lượng tiền tương ứng. Tại sao và FED làm điều này như thế nào?

               FED đã sử dụng công cụ QE để kích thích nền kinh tế sau khi đã chuyển lãi suất ngắn hạn xuống mức thấp nhất có thể. Cuộc tranh cãi sữ dội xảy ra khi FED sử dụng công cụ QE. Ông Ben Bernanke, cựu chủ tịch FED, đã từng châm ngòi rằng chính sách "hoạt động trên thực tế nhưng không theo lý thuyết". Nhưng rõ ràng là QE đã đẩy giá trái phiếu dài hạn trước áp lực giảm về lãi suất dài hạn (chuyển động trái ngược với giá trái phiếu). Tuy nhiên, ngày hôm nay,người đứng đầu FED là bà Janet Yellen đang thực hiện việc tăng lãi suất ngắn hạn để cố gắng giữ mức lạm phátvừa phải. Vì vậy, về mặt lý thuyết thì chính sách này của FED góp phần làmthu nhỏ bảng cân đối của mình nhằm thúc đẩy tỷ giá dài hạn.

               Có nhiều cách khác nhau để thu nhỏ bảng cân đối kế toán. Cách tiếp cận mạnh mẽ nhất là bán trái phiếu. Điều này sẽ làm hài lòng các nhà phê bình của QE, những người tuyên bố một bảng cân đối lớn sẽ bóp méo thị trường tài chính. Tuy nhiên, không ai chắc chắn những ảnh hưởng của việc giải phóng QE sẽ ra sao, và FED muốn chính sách của họ có thể dự đoán được. Vì vậy, có nhiều khả năng để bảng cân đối dần dần "thu hẹp", bằng cách ngừng đầu tư lại, vào chứng khoán mới, số tiền mà nó nhận được khi trái phiếu đáo hạn. Điều đó xảy ra liên tục. Ví dụ, kho bạc trị giá 425 tỷ đô la sẽ đáo hạn vào năm 2018 và 350 tỷ đô la khác sẽ đáo hạn vào năm 2019. FED có thể ngừng đầu tư lại một phần tỷ lệ của khoản tiền này. Hoặc nó có thể chọn lựa cách đơn giản nhất là để ngăn chặn việc tái đầu tư toàn bộ.

               Bảng cân đối tài sản sẽ co lại bao nhiêu? Thanh khoản dồi dào giúp giữ cho hệ thống tài chính ổn định. Một số người cho rằng lợi ích này lớn đến mức FED không nên thu nhỏ bảng cân đối của mình, và thay vào đó nên tập trung vào việc nắm giữ các tài sản phù hợp. Những lập luận này vẫn chưa được sử dụng. Trong bất kỳ trường hợp nào, bảng cân đối sẽ vẫn lớn hơn trước khủng hoảng tài chính, bởi vì nền kinh tế cần nhiều tiền hơn mức đó. Chẳng hạn, trước khủng hoảng, có hơn 800 tỷ đô la trong lưu thông; Ngày hôm nay, con số này là hơn 1,5 nghìn tỷ đô la. Tất cả tiền mặt đó xuất hiện như một khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của FED và do đó phải được tài sản hỗ trợ. Vì vậy, mặc dù FED có thể bắt đầu nới lỏng QE thì họ phải gắn liền vào ít nhất một số chứng khoán mà họ đã mua.

(Nguồn dịch: www.economist.com/blogs/economist-explains/2017/04/economist-explains -10)

ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD