0236.3650403 (128)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP


Trong giao tiếp, con người dành 45% cho lắng nghe, 55% cho đọc, viết, nói.

Lắng nghe giúp ta thu thập được nhiều thông tin để hiểu và giải quyết vấn đề.

·           Giúp ta hiểu người khác và ứng xử phù hơp.

·            Đặt bạn vào vị thế kẻ mạnh. Các ý tưởng sáng tạo sẽ nảy sinh nhiều hơn khi các cuộc giao tiếp cởi mở.

·           Trở thành nguời dễ gần, dễ mến. Ðắc nhân tâm - làm  hài lòng khi người khác chịu lắng nghe mình.

NGHE là một quá trình thụ động, trong đó bạn đón nhận tất cả các âm thanh đến tai bạn.

LẮNG NGHElà một quá trình chủ động. Nó bao gồm việc sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm hiện có để hiểu thông tin mới.

·        Sự xao nhãng, nghe qua loa, phân tán chú ý.

·         Cảm nhận tiêu cực về đề tài.

·         Chỉ nghĩ về mình.

·        Cảm nhận tiêu cực về nguời nói.

·         Sự khác nhau về tốc độ truyền và nhận tin.

·         Trung bình Nói 125 – 150 từ/phút.

·         Ðọc nhanh gấp 2-3 lần nói.

·         Người nghe xử lý thông tin nhanh gấp 2 -3 lần người đọc.

·         Con người suy nghĩ nhanh hơn từ 10-20 lần họ nói.

Kỷ năng lắng nghe

1.   Tập trung chú ý vào nguời nói. 

·        Thể hiện cho nguời nói biết sự chú ý của bạn. Hãy bắt đầu bằng một thái độ tích cực và nhiệt tình. Ðiều quan trọng nhất là bạn cần có mong muốn được lắng nghe.

·        Duy trì việc giao tiếp bằng mắt thường xuyên và ngắn nhưng nhẹ nhàng, thoải mái.

·        Chọn cách diễn đạt bằng điệu bộ (phi ngôn ngữ).

·        Hơi ngả người về phía người nói hoặc ngồi xích lại gần.

·        Ðứng/ngồi dối diện với người nói và tập trung hoàn toàn vào người nói.

·        Giữ một tư thế thoải mái.

2. Khuyến khích người nói

·        Tạo cơ hội để người nói đuợc bày tỏ hay trình bày.

·         Gợi mở, nêu câu hỏi…

·         Ðưa ra những khuyến khích bằng lời và không bằng lời :

o   Gật đầu, vẻ mặt tập trung, ghi chép.

o   Vâng - Thế à - Tôi hiểu - Hãy nói tiếp đi…

·         Các câu hỏi khuyến khích để hiểu sâu hơn:

·         Dùng câu hỏi mở. Hạn chế câu hỏi đóng.

·         Tránh ngắt lời nguời nói.

3. Phản hồi lại những gì bạn đã nghe đuợc. 

·            Tóm tắt lại những ý chính một cách rõ ràng, ngắn gọn.

·            Làm rõ :

o      Những thông tin còn mơ hồ.

o      Lấy thêm thông tin.

·            Xem xét ý kiến của người nói với những quan điểm khác.

·            Thông cảm, chia sẻ những xúc cảm, tình cảm của người nói.

4. Lắng nghe, quan sát cách ứng xử

·         Cần phải chú ý tới những thông điệp thông qua cách ứng xử của những người xung quanh. Nó có thể thống nhất hoặc không thống nhất.

·         Có những thay đổi trong cách ứng xử, đặc biệt là đi cùng với chất lượng công việc kém đó là dấu hiệu cho thấy người đó đang có vấn đề => cần phát hiện sớm và giải quyết chúng. (VD bỏ nhà, bỏ việc, tự tử)

Trương Hoàng Hoa Duyên