0236.3650403 (128)

Thiết Kế Cơ Cấu Tổ Chức


  Mục tiêu của thiết kế cơ cấu tổ chức.

Ø   Đảm bảo tính khoa học trong hệ thống công việc trong cơ cấu tổ chức.

Ø   Thiết kế cơ cấu tổ chức phải tinh gọn và có hiệu lực.

Ø   Cơ cấu tổ chức phải thuận lợi trong việc khai thác và phát triển các nguồn lực của tổ chức.

Ø   Thuận lợi trong quá trình phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức.

Ø   Dễ dàng thích ứng với sự biến động của môi trường

Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức.

Ø   Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo: nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất trong quá trình thực hiện hệ thống mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu trong từng thời kỳ sẽ định hướng nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức, căn cứ để hình thành các hoạt động trong tổ chức và là điều kiện tiên quyết để hình thành các bộ phận, các cấp trong bộ máy quản lý.

Ø   Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu của cơ sở với mức chi phí tối thiểu.

Ø   Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm sự thống nhất mệnh lệnh. Một người cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một người cấp trên trực tiếp duy nhất. 

Ø   Nguyên tắc linh hoạt: Tính linh hoạt của một tổ chức được xem là khả năng thích ứng của nó với những thay đổi của môi trường. Một cơ cấu tổ chức càng linh hoạt thì càng có khả năng thành công trong tương lai. 

Ø  Nguyên tắc cân bằng. Đây là nguyên tắc cho mọi lĩnh vực khoa học cũng như mọi chức năng của nhà quản trị. Việc vận dụng các nguyên tắc hay biện pháp phải cân đối, căn cứ vào toàn bộ kết quả của cơ cấu trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. 

 Tiến trình thiết kế Tổ chức.

Thiết kế tổ chức là quá trình lựa chọn và triển khai một cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược và những điều kiện môi trường của tổ chức. Đó là một quá trình liên tục bởi vì chiến lược có thể thay đổi, môi trường có thể thay đổi, và các hoạt động của tổ chức không phải bao giờ cũng đem lại kết quả và hiệu quả mong muốn. Dù là hình thành một cơ cấu mới, hoàn thiện hay đổi mới cơ cấu đang tồn tại, các nhà quản trị cũng sẽ cần thực hiện các bước cơ bản sau:

-Phân tích công việc

-Hợp nhóm công việc:

v   Nghiên cứu, lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức để hợp nhóm công việc và hình thành nên các bộ phận.

v    Mỗi mô hình cơ cấu tổ chức khác nhau sẽ hình thành nên các bộ phận khác nhau. -

-Thiết kế hệ thống cấp bậc:

Hệ thống cấp bậc được hình thành căn cứ vào quyết định về tầm hạn quản trị và hệ thống các bộ phận.

v   Các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị. 

Ø   Cơ cấu tổ chức nằm ngang là loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và hướng tới một nền quản trị phi tập trung. 

Ø   Cơ cấu tổ chức hình tháp là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị. Nó thường được tổ chức trên cơ sở chuyên môn hóa lao động theo chức năng, với sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập cao.

-Phân bổ quyền hạn và xây dựng cơ chế phối hợp:

Ø    Phân bổ quyền hạn: quá trình thực hiện việc giao quyền hạn, xác định ai có quyền quyết định cho ai và ai sẽ báo cáo cho ai trong tổ chức. Giao quyền hạn cần thiết cho những người đứng đầu các nhóm để tiến hành quản trị các hoạt động. Cần căn cứ vào mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức để thực hiện việc giao quyền

Ø    Xây dựng cơ chế phối hợp: quá trình định ra cơ chế liên kết các bộ phận, cá nhân trong tổ chức và cơ chế giám sát kết quả. Khi xây dựng cơ chế phối hợp chúng ta cần phải lựa chọn các công cụ phối hợp sẽ được sử dụng và xây dựng phương án thực hiện các công cụ đó.

-Thể chế hóa cơ cấu tổ chức. 

Võ Thị Thanh Thương